Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước để cải cách pháp luật, trong đó có cả luật công ty.
Tuy nhiên, câu hỏi then chốt là tiếp nhận những giá trị pháp lý của nước ngoài như thế nào cho phù hợp vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Có vẻ như câu hỏi không phải là có tiếp nhận được không, mà tiếp nhận như thế nào để những gì tiếp nhận có thể sống trong môi trường mới. Dựa trên sự phân biệt giữa vay mượn máy móc và tiếp nhận chọn lọc [45].
Trong khi, sự phát triển của nền luật học của chúng ta vẫn chưa bắt kịp được với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiên nay, nhu cầu đòi hỏi có một nền pháp luật ổn định, phù hợp, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi từng ngày, theo xu hướng hội nhập, phát triển, tiến bộ và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đó, giúp chúng ta vững tin trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Cải cách pháp luật, thay đổi tư duy để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết, những người trong giới luật học hiểu rõ vai trò của mình trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật, tạo ra một hệ thống đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Thực tế, trong thời gian qua, chúng ta đã cải cách mạnh mẽ pháp luật theo hướng tự do hóa của nền kinh tế thị trường, góp phần
105
thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng thị trường cho nền kinh tế vốn kém phát triển của nước ta. Tự do kinh doanh và cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường đã tạo ra thay đổi đáng kể trong nhận thức xã hội về pháp luật [57].
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam luôn luôn chú ý tới vấn đề mở cửa, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư từ bên ngoài, Nhưng tới lượt mình, các yếu tố bên ngoài đã thúc đẩy cải cách bên trong một cách tương thích. Bằng chứng là các tổ chức khu vực và quốc tế đòi hỏi ở Việt Nam nhiều vấn đề, trong đó có cải cách pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác.
“Cải cách pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng là một nhu cầu cấp thiết không thể cưỡng lại, khi Việt Nam nói riêng và các nước có nền kinh tế chuyển đổi nói chung bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế” [20].
Thực tế cho thấy, sự phát triển của chế định pháp nhân đã góp phần đảm bảo cho nhà đầu tư quyền tự do kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng của các loại hình chủ thể trong một môi trường pháp lý chung. Tuy nhiên, chế định này vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế như đã được nêu trên. Do vậy, cần phải xác định những cơ sở của việc định hướng hoàn thiện và đưa ra những ý kiến đóng góp để từng bước hoàn thiện chế định về pháp nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
3.1.1 Cơ sở về kinh tế - xã hội, văn hóa - đời sống
Việt Nam, nguồn gốc là một nước nông nghiệp, nghề nông có vị trị đặc biệt quan trọng vì lúa gạo là thực phẩm chính trong đời sống của người dân. Vì vậy nghề nông được coi trọng hơn các nghề khác.
Việt Nam là một xứ nông nghiệp, hàng nghìn năm bưng bít với thế giới bên ngoài. Từ lưỡi cày bằng đá nay chuyển thành bằng gang,
106
những người dân quê “dĩ nông vi bản” trong một thời gian dài đã không thay đổi đáng kể phương thức canh tác của tổ tiên. Vì lấy nông nghiệp làm nghề gốc, thủ công nghiệp và thương mại kém chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ sung, những làng nghề về cơ bản vấn được tổ chức là làng nông nghiệp. Thương mại ở Việt Nam chủ yếu vẫn diễn ra trên các chợ, người buôn vốn liếng eo xèo “buôn thúng bán mẹt”, tổ chức sơ sài, nếu có hùn vốn cũng mang tính nhất thời [90]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 18/12/1986, đã khởi xướng đường lối đổi mới với ba trụ cột: i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được
. Cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang mở ra.
3.1.2 Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành
107
phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.
Phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng, mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn.
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước [30].
3.1.3 Cơ sở phù hợp với xu hướng hoàn thiện, cải cách hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, cùng với việc xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế
108
quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể của nền kinh tế. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý của các cơ quan hành chính, tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [4, mục I.1].
3.1.4 Đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
Hiện nay, chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, đòi hỏi chúng ta không chỉ có tri thức văn hóa pháp luật của nước ta, mà còn hiểu biết văn hóa pháp luật của các nước, văn hóa pháp luật quốc tế để chúng ta tồn tại và phát triển.
Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân
109
sự nói chung và pháp luật điều chỉnh các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, là một yêu cầu tất yếu khách quan và có tính cấp thiết hiện nay.
Nhiệm vụ của nhà nước là phải tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia với các pháp luật quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh việc đổi mới công tác lập pháp, thi hành pháp luật sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển của chúng ta.