Lịch sử phát triển chế định về pháp nhân trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 60 - 62)

Ở Việt Nam, có lẽ pháp nhân được biết đến đầu tiên là khi người Pháp và người Tây Ban Nha được phép kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở Hòa ước năm Nhâm Tuất do nhà Nguyễn, Pháp và Tây Ban Nha ký ngày 9 tháng 5 năm 1862, và Bộ luật Thương mại (1807), Luật công ty TNHH (1925) của Pháp được các Tòa án Nam kỳ và Tòa án Pháp ở các thành phố thuộc địa áp dụng trực tiếp.

Luật thời thuộc địa cũng thừa nhận tư cách pháp nhân cho một số thực thể pháp lý hình thành từ sự kết nhóm của các cá nhân và một số thiết chế công. Tuy nhiên, cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa, chế định pháp nhân chỉ mới dừng lại ở giai đoạn phôi thai, một phần do trình độ phát triển rất thấp của nền kinh tế của thời kỳ đó, các công ty có tư cách pháp nhân chỉ xuất hiện ở các đô thị lớn và những thực thể còn xa lạ trong con mắt của người bản địa [31, tr 15].

Sự công nhận tư cách pháp nhân cho các hội thương mại và các hội đoàn dân sự là do án lệ, án lệ này được du nhập vào luật Việt Nam. Điều 34 Luật thương mại Trung phần quy định rằng các hội buôn thành lập theo đúng thể thức quy định trong bộ luật ấy đều có tư cách pháp nhân. Điều 1434 Dân luật Trung phần định nghĩa các hội đoàn thành lập hợp lệ đều được hưởng tư cách pháp nhân nếu văn tự hội đã được trước bạ và đã được ký nạp tại phòng lục sự tòa án nơi trụ sở của hội [85, tr 694 ].

57

Khi nghiên cứu về nội dung của Dân luật, ông Vũ Văn Mẫu đã phân tích hai chủ thể quyền lợi: “Là thể nhân- những người thường trong xã hội; Các pháp nhân- là những đoàn thể được đồng hóa với người thường trước pháp luật” [42, tr338]. Ngoài hai chủ thể trên, trong quan hệ pháp luật dân sự không thấy xuất hiện các chủ thể khác, điều này có sự khác biệt so với pháp luật dân sự hiện hành.

Đến năm 1931, Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định về pháp nhân, bắt buộc các người sáng lập phải đệ nạp các điều lệ trong ấy ấn định rõ cách thức phân chia khi hiệp hội giải tán. Như vậy có thể kết luận rằng quan niệm của Dân luật Bắc về các pháp nhân đã mặc nhiên thiên về lý thuyết thực sự pháp lý một phần nào [52, tr 385].

Đến năm 1975 Thông tư 525-HĐ ngày 23-6-1975 của Hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước hướng dẫn việc thực hiện bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế quy định ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ quy định quy cách pháp nhân của các bên ký kết hợp đồng kinh tế:

Các đơn vị, tổ chức, cơ quan tham gia giao kết hợp đồng kinh tế. Đó là những đơn vị có đủ tư cách pháp nhân được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, có tài sản riêng và có trách nhiệm độc lập về tài sản đó, có tài khoản tại ngân hàng. các tổ chức xã hội có đủ tư cách pháp nhân phải là những tổ chức được nhà nước công nhận và cũng có tài khoản ở ngân hàng [39].

Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định:

Pháp nhân là một tổ chức có đủ điều kiện sau đây: 1. Được thành lập một cách hợp pháp; 2. Có tài sản riêng và chịu trách

58

nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó; 3. Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; 4.

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)