KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 58 - 60)

Qua các nghiên cứu tại chương 1 của luận văn này, tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Sự ra đời, phát triển pháp nhân là một tất yếu khách quan mang tính

lịch sử của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tại các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí, con người luôn đòi hỏi xã hội đáp ứng những nhu cầu của mình về tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh đảm bảo quyền con người. Bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể tách biệt với những thành viên sáng lập ra, nhằm đạt được mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồng. Có thể thấy, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa.

2. Tiêu chí phân loại pháp nhân theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới có nhiều khác nhau, nhưng có thể thấy cách phân loại thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp là phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, các nhà lập pháp không thể hiện rõ quan điểm phân loại thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp, nhưng những quy định của pháp luật cho thấy rằng đã gián tiếp thu nhận cách phân loại phổ biến này. 3. Pháp nhân hình thành trên cơ sở nguyên tắc tách bạch về tài sản của

pháp nhân với tài sản chủ sở hữu hoặc cộng đồng sở hữu trong các quan hệ tài sản mà pháp nhân là chủ thể quan hệ đó. Pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ tài sản mà

55

pháp nhân tham gia. Trong khi đó, chủ sở hữu của pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn vào pháp nhân. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là thành viên của pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn với nghĩa vụ của pháp nhân. Trong đặc thù luật Việt Nam, Công ty Hợp danh thuộc trường hợp này.

4. Pháp nhân có thể hình thành trên cơ sở quyết định thành lập (pháp nhân công), hoặc trên cơ sở thỏa thuận bằng một hợp đồng thành lập (pháp nhân tư pháp) của các sáng lập viên. Mục tiêu hoạt động của pháp nhân có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Pháp nhân không phải là con người tự nhiên, không có đời sống tâm lý và sinh lý, không có nhận thức và tất nhiên cũng không có những hoạt động ý thức giống như con người. Năng lực pháp luật của pháp nhân chỉ khả năng hưởng quyền của pháp nhân cũng như khả năng thực hiện các quyền đó thông qua những người đại diện hợp pháp của pháp nhân.

5. Các tổ chức có tư cách pháp nhân có tài sản riêng, phân biệt với tài sản của các thành viên sáng lập lên và được đặc trưng bởi tên gọi, trụ sở, quốc tịch và năng lực chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật.

56

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)