Thực trạng áp dụng mô hình của pháp nhân trong pháp luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 81 - 92)

chuyên ngành

Sự đa dạng của nhiều thành phần kinh tế đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị

78

trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các mô hình pháp nhân của pháp luật Việt Nam đã có những sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với xu hướng của thời đại. Bên cạnh những mặt được, những thành tựu, vẫn còn nhiều những vấn đề tồn tại, làm hạn chế tính hiệu quả của luật pháp trong đời sống và gây khó khăn cho chính các chủ thể của quan hệ pháp luật.

Thực tế cho thấy, khi xem xét trường hợp có thể lấy các điều kiện của Bộ luật dân sự để cho rằng một tổ chức là có tư cách pháp nhân hay không? và có thể căn cứ vào đó, cơ quan quản lý nhà nước là quyết định về việc tổ chức đó không đủ điều kiện là pháp nhân.

Tất cả các câu hỏi trên, ban đầu tưởng là không có ý nghĩa, nhưng để nói lên những vấn đề mà nhà làm luật cần lý giải. Họ mong muốn, thông qua quy định về điều kiện của pháp nhân, để gián tiếp quy định các mô hình doanh nghiệp, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện này và đương nhiên là pháp nhân. Để rồi khi, pháp luật không thích ứng được nhu cầu của nền kinh tế, lại tạo ra những mâu thuẫn giữa những quy định về pháp nhân với nhau, mà những người thi hành luật chỉ biết thích ứng và tuân theo, mà không hiểu được rõ tư tưởng sâu xa trong những quy định pháp luật về pháp nhân.

Tương tự như các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, đáng lý, các quy định về điều kiện công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân được sử dụng để chứng minh hay bác bỏ tư cách pháp nhân của một tổ chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong thực tiễn xét xử Việt Nam không có một cá nhân, tổ chức nào dù chỉ một lần thực hiện quyền yêu Tòa án công nhận hoặc bác bỏ tư cách pháp nhân của tổ chức nào đó. Thực tế này có thể cho phép chúng ta nói rằng không thể có cái gọi là điều kiện công nhận tư cách pháp nhân trong pháp luật Việt Nam.

79

2.5.1 Áp dụng mô hình pháp nhân trong pháp luật về tập đoàn

Khoản 1 Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số vấn đề của luật doanh nghiệp 2005 quy định [13]:

1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.

2. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.

Theo quy định này, thì tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, và là tập hợp của các pháp nhân, có quan hệ kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến quy định pháp luật liên quan đến Tập đoàn đang tồn tại, cụ thể:

Thứ nhất, về tư cách pháp nhân của tập đoàn: Tập đoàn bao gồm các công ty có tư cách pháp nhân tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Tức là, tập đoàn bao gồm cả công ty mẹ và công ty con, các công ty liên kết vốn và tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, khi thực hiện quy định trên, tập đoàn kinh tế lại được coi là có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng:

Ví dụ: Quyết định số 981/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 25/6/2010 quy định “Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có tư cách

80

pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Thứ hai, khoản 4 Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định rằng: “Cụm từ tập đoàn có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp” [13]. Điều này, đã gây ra một sự nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng về vấn đề tư cách pháp nhân của tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế bao gồm cả công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết và tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng…Trong khi đó, công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn cũng mang tên tập đoàn kinh tế và có tư cách pháp nhân.

Như vậy, giữa khoản 1 và khoản 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP có sự mâu thuẫn, từ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đã có những nhầm lẫn về tư cách pháp nhân của tập đoàn kinh tế.

Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định 25/2011/NĐ-CP ban hành ngày 6/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông: “Mỗi tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và truyền thông quy định”. Theo quy định trên, thì Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện đang sở hữu hai mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là Vinaphone và Mobifone. Theo nghị định này, VNPT sẽ bắt buộc phải chọn lựa một trong hai phương án là sáp nhập hai nhà mạng Vinaphone và

81

Mobifone hoặc sẽ cổ phần hóa một trong hai mạng. Tuy nhiên, VNPT cho rằng, mô hình tổ chức của Mobifone và Vinaphone khác nhau, Mobifone hoạt động độc lập theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Vinaphone là doanh nghiệp phụ thuộc trong tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VNPT còn cho rằng, họ là một mạng, hai nhà khai thác, dùng chung cơ sở hạ tầng, điểm vô tuyến…

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế không có tổ chức phụ thuộc, mà là tập hợp các pháp nhân có tư cách độc lập với nhau. Như vậy, VNPT không thể cho rằng, Mobifone chỉ là đơn vị phụ thuộc của VNPT. Hơn nữa, Công ty thông tin di động Mobifone là tên của mạng Mobifone, như thế, công ty không thể là đơn vị phụ thuộc mà nó là pháp nhân độc lập. Những vấn đề này này sinh khi các quy định về tập đoàn kinh tế chưa rõ ràng, gây lên sự hiểu lầm trong áp dụng pháp luật và tạo cơ hội lách luật.

2.5.2 Áp dụng mô hình pháp nhân trong pháp luật về công đoàn

Về bản chất, công đoàn là tổ chức được lập ra để sử dụng tính có tổ chức nhằm đối trọng lại sức mạnh của chủ sử dụng lao động. Do đó chức năng của công đoàn là “đại diện và bảo vệ” người lao động. Để thực hiện chức năng đó, công đoàn được pháp luật quy định tư cách pháp luật để tham gia các quan hệ xã hội và vì thế xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý [85]. Tuy nhiên, với những quy định pháp luật hiện hành, phải xem xét về tư cách pháp nhân của công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức hiện nay.

Luật công đoàn được ban hành ngày 30/6/1990 quy định tại điều 1: Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là

82

trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động... Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân [74].

Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định thành lập [74, điều 14].

Do vậy, nếu căn cứ theo điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự, thì công đoàn cơ sở chưa thể được coi là pháp nhân. Hơn nữa, về mặt lý luận công đoàn cơ sở cũng không có một số đặc tính của pháp nhân. Cụ thể, với sự hình thành của công đoàn cơ sở, thì nó có thể chấm dứt tư cách khi pháp nhân (tổ chức, doanh nghiệp) làm cơ sở hình thành ra nó chấm dứt.

Tuy nhiên, điều kiện về nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật thì chưa rõ ràng. Công đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động trong các pháp nhân: Doanh nghiệp, cơ quan tổ chức…Vì thế, mối quan hệ giữa pháp nhân là công đoàn cơ sở và pháp nhân là doanh nghiệp cơ quan tổ chức sẽ được thể hiện như thế nào. Mặc khác, một trong những quyền quan trọng của pháp nhân là chủ thể có quyền khởi kiện và bị kiện tại cơ quan tài phán trong các quan hệ pháp luật mà pháp nhân tham gia.

Một trong những quyền quan trọng nhất của pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng, hay nói khác đi là pháp nhân phải là chủ thể khởi kiện hoặc chủ thể bị kiện.

Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2003, tư cách pháp nhân của công đoàn cơ sở không được thừa nhận“Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định” [78, Khoản 2

83

điều 162]. Quy định này, giường như mâu thuẫn với điều kiện của pháp nhân quy định tại điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 “Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” [69]. Công đoàn cơ sở không phải là chủ thể quyền lợi tham gia quan hệ tố tụng để bảo vệ hội viên của mình.

Lập luận trên, thấy rằng, việc quy định công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân là không phù hợp với những điều kiện của bộ luật dân sự quy định, cũng như mâu thuẫn với các luật chuyên ngành khác.

2.5.3 Áp dụng mô hình pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2006 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản được thành lập sàn giao dịch bất động sản hoặc thuê sàn giao dịch bất động sản của tổ chức, cá nhân khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bất động sản. 2. Sàn giao dịch bất động sản phải là pháp nhân. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thành lập sàn giao dịch bất động sản thì sàn giao dịch đó phải có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản để hoạt động...[76].

Thực chất, sàn giao dịch bất động sản là nơi tiếp nhận thông tin và cung cấp thông tin. Thông qua sàn, người tham gia giao dịch sẽ không bị lừa về mặt pháp lý, hồ sơ giấy tờ liên quan đến một lĩnh vực đặc trưng là đất đai và bất động sản. Sàn công bố thông tin căn hộ này được đơn vị nào thi công điều đó phải đúng… Khi xảy ra sự cố, cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ sai phạm thuộc về đơn vị nào. Đơn vị nào cung cấp sai thông tin hay không thực hiện đúng quy trình, chức năng sẽ phải chịu trách nhiệm.

84

Quy định của Luật kinh doanh bất động sản bắt buộc sàn giao dịch bất động sản phải có tư cách pháp nhân, theo tác giả là không hợp lý, bởi:

Thứ nhất, luật kinh doanh bất động sản không quy định về mô hình tổ chức của sàn giao dịch bất động sản nào theo các loại hình công ty theo luật Doanh nghiệp và luật Hợp tác xã sẽ không đáp ứng được điều kiện của Bộ luật dân sự 2005 về cơ cấu tổ chức. Hai mô hình sàn có tư cách pháp nhân và sàn không có tư cách pháp nhân (dùng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập ra nó) không được pháp luật về kinh doanh bất động sản quy định. Cơ quan có thẩm quyền, chỉ căn cứ vào quy chế hoạt động của sàn, từ đó làm căn cứ để xem xét thông qua cho phép thành lập sàn.

Thứ hai, tư cách đại diện cho Sàn giao dịch bất động sản khi tham gia các quan hệ pháp luật, có bắt buộc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của Sàn giao dịch bất động sản không?. Tuy nhiên, trong luật kinh doanh bất động sản không quy định quyền và nghĩa vụ của Pháp nhân là Sàn. Nếu vậy, được hiểu quyền và nghĩa vụ của Sàn sẽ được quy định tại Bộ luật Dân sự về pháp nhân. Rõ ràng, vấn đề về tư cách pháp nhân của sàn giao dịch bất động sản cần phải xem xét lại, theo hướng quy định cho sàn một mô hình cơ cấu hoạt động tuân theo luật doanh nghiệp.

Thứ ba, về tài sản của sàn giao dịch: Điều kiện khi thành lập sàn giao dịch bất động sản là có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.

Thứ tư, tính chịu trách nhiệm pháp lý của sàn giao dịch bất động sản: Theo luật kinh doanh bất động sản, trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thành lập sàn giao dịch bất động sản thì sàn giao dịch đó phải có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản để hoạt động. Nếu sàn được doanh nghiệp

85

thành lập có tư cách pháp nhân, thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm pháp lý độc lập trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, luật lại quy định rằng “sàn giao dịch bất động sản, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thành lập sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản”. Chính điều đó, đặt ra câu hỏi về việc độc lập giữa pháp nhân – Sàn giao dịch bất động sản với pháp nhân – doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập sàn ra sao, có phụ thuộc hay không.

2.5.4 Áp dụng mô hình pháp nhân trong pháp luật về Hội

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội quy định:

Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất

Một phần của tài liệu Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)