3.2.1 Định hướng đảm bảo quyền tự do ý chí và tự do lập hội
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nếu chúng ta không tạo ra được khuôn khổ cơ bản của một nền kinh tế thị trường mà trong đó hệ thống pháp luật bảo vệ và thi hành tốt các quyền tự do ý chí và tự do kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thì có lẽ sự tụt hậu và nghèo vẫn luôn đeo đẳng. Bởi lẽ, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội chính là từ của cải của các thành phần trong xã hội.
110
Đây là một học thuyết có hạt nhân lý luận là con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của mình và có quyền định đoạt những gì thuộc về mình. Tuy nhiên, trong xã hội có pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ý chí, chủ thể không được xâm phạm đến quyền tự do, lợi ích của người khác, không được xâm phạm đến lợi ích công cộng. BLDS 2005 đã hiện thực hóa quan điểm này như sau:
Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào; Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng [69, Điều 4].
Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện [9, điều 3]. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để pháp nhân được hưởng những chính sách ưu đãi và những dịch vụ công của nhà nước. Cần khắc phục những khó khăn mà pháp nhân trong và ngoài nước gặp phải trong việc xét cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cần có hướng dẫn cụ thể cho các pháp nhân có đủ điều kiện xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi để doanh nghiệp khỏi tốn thời gian, công sức và chi phí cho việc lo đủ các giấy tờ thủ tục. Dần dần tiến tới việc xoá bỏ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và thay bằng việc áp dụng phương pháp nhà nước quy định các điều kiện ưu đãi đầu tư trong văn bản pháp luật, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đó thì đương nhiên được hưởng ưu đãi.
111
Việt Nam hiện nay đang xây dựng nền kinh tế thị trường với những ý tưởng tốt đẹp về tự do kinh doanh. Cho nên, đề cao tự do ý chí có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc xoá bỏ cơ chế kinh tế cũ, thúc đẩy tự do kinh doanh. Việc hạn chế tự do ý chí cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc, tỉ mỉ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết, tránh chạy theo khuynh hướng của những nước phát triển. Tự do ý chí là một lĩnh vực thuộc tư tưởng luật tự nhiên – nền tảng của Nhà nước pháp quyền.
Pháp luật cần quy định cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc được làm tất cả trừ nhũng gì luật cấm - đối với khu vực tư và: chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép - đối với công quyền. Một hệ thống pháp luật đúng, tốt sẽ là hệ thống pháp luật nêu được những phương án cho sự lựa chọn các hành xử phù hợp quy luật, lợi ích cá nhân và trật tự xã hội.
Trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí, con người luôn đòi hỏi xã hội đáp ứng những nhu cầu của mình về tự do lập hội và tự do kinh doanh đảm bảo quyền con người. Công dân nào cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các tổ chức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Đòi hỏi pháp luật phải tôn trọng, và bảo vệ các quyền đó của công dân.
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước [4].
3.2.2 Định hướng đảm bảo quyền sở hữu của các chủ thể quan hệ pháp luật
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
112
đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
“Các quy định pháp luật cần phải xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu...”[4].
Trên cơ sở hiến pháp quy định, tôn trọng quyền sở hữu của các chủ thể xã hội, nhà làm luật nên chú trọng đến các quy định về vấn đề này, nhất là trong các vấn đề thời điểm sở hữu phần vốn góp, quyền sở hữu các quyền tài sản, quyền mua của cổ đông/nhà đầu tư. Cũng như các quy định về vấn đề tài sản sở hữu của các nhà đầu tư đảm bảo bởi chính sách của nhà nước trên cơ sở của sự ổn định của hệ thống pháp luật và sự điều hành của nhà nước.
Quyền của các chủ thể quan hệ pháp luật Dân sự là quyền thể hiện một cách đậm nét nhất quyền tự do giao kết, thỏa thuận dân sự. Quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu dược tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Các quyền lợi của chủ thể dân sự là việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được chủ thể thực hiện theo ý nguyện của mình. Không ai được phép hạn chế, xâm phạm, cản trở hoặc can thiệp vào việc sử dụng đó [88, tr 516-517].
Về tài sản nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, từ ngày 1/7/2010 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực, không có đạo luật nào điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước nữa trừ một số văn bản ở cấp độ Nghị định hoặc thấp hơn điều chỉnh một số khía cạnh nhất định liên quan đến tổ chức và quản lý.
Một “lỗ hổng” lớn trong pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong lĩnh vực kinh tế sẽ xuất hiện.
113
“Lỗ hổng” này rất cần được “bù lấp”, tuy nhiên, không phải bằng một Luật doanh nghiệp nhà nước mới , mà một “mô hình” và “cơ chế” điều chỉnh pháp lý khác. “Mô hình” và “cơ chế” này sẽ cần được xây dựng trên nền tảng của triết lý tổng quát hơn, đó là sự kiểm soát của xã hội và nhân dân đối với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước (hay đúng hơn là của Chính phủ) vào các hoạt động kinh tế [58].
3.2.3 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về pháp nhân- từ bản chất của các học thuyết pháp nhân
Pháp nhân phải được hiểu là một thực thể pháp lý bất kỳ, được thiết lập hay tổ chức một cách hợp pháp theo các quy định của pháp luật, không phân biệt vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, và dưới hình thức sở hữu tư nhân hay nhà nước. Xuất phát với mục đích là để bảo vệ tốt lợi ích chung của những cá nhân tham gia thành lập và hoạt động vì mục tiêu xác định trên cơ sở tôn trọng quyền tự do ý chí và tự do lập hội của công dân.
Các học thuyết về pháp nhân trên thế giới xuất phát từ nền tảng các nền khoa học lý luận được ra đời và phát triển theo thời gian. Trên cơ sở đó, các nền khoa học pháp lý của các quốc gia áp dụng mô hình pháp nhân theo từng khía cạnh, từng đặc trưng để phù hợp với hoàn cảnh mô hình tổ chức luật pháp và điều kiện kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là chủ thể luật tư (Điều 84 – Điều 105), nhưng một tổ chức chỉ là pháp nhân khi đảm bảo các điều kiện công nhận pháp nhân được quy định trong Bộ luật dân sự (Điều 84). Với quy định như vậy sẽ có tổ chức không là pháp nhân vì không đảm bảo điều kiện công nhận pháp nhân và những tổ chức này chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật.
Việc quy định điều kiện công nhận pháp nhân cũng không hợp lý khi quy định tổ chức là pháp nhân phải được thành lập hợp pháp,
114
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập, ba điều kiện này không có ý nghĩa về pháp lý vì nó đương nhiên đối với mọi tổ chức không phụ thuộc là pháp nhân hay không là pháp nhân [42].
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, một mô hình pháp nhân cần phải được xem xét từ các vấn đề bản chất, các học thuyết pháp nhân để làm tiền đề cho các quy định pháp luật chung và các pháp luật chuyên ngành một cách toàn diện và logic.
3.2.4 Định hướng xây dựng một bộ luật dân sự là nền tảng cho các luật chuyên ngành
Pháp luật dân sự cần được hiểu là một chỉnh thể, trong đó các quan hệ pháp luật dân sự chuyên biệt chịu sự điều chỉnh đồng thời của pháp luật chuyên ngành và bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự được coi là sương sống của hệ thống pháp luật kinh doanh hiện hành, là luật chung trong hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng theo nguyên tắc thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Trên cơ sở các quy định chung tại Bộ luật dân sự, địa vị của các tổ chức, pháp nhân, cá nhân được quy định tại các đạo luật chuyên ngành như: luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật đầu tư…..
Tuy nhiên, những quy định tại luật chuyên ngành phải dựa trên những quy định tại luật chung, trên nguyên tắc thống nhất, nhất quán quan điểm của toàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh.
Thứ nhất, bộ luật dân sự với tính chất là luật chung trong hệ thống pháp luật dân sự cần có phạm vi điều chỉnh đáp ứng các điều kiện: 1. Bộ luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự, tránh qui định những nội dung khác (ví dụ không nên qui định về các quan hệ hộ tịch hành chính...); 2. Bộ luật dân sự chỉ qui định những nội dung chung nhất, ổn định nhất, có khả năng áp dụng
115
cho hầu hết các quan hệ xã hội (ví dụ các qui định về nguyên tắc dân sự, về quyền nhân thân, tài sản và các quyền tài sản, sở hữu, giao dịch, các nghĩa vụ...); 3. Bộ luật dân sự chỉ giới hạn ở những quan hệ xã hội ổn định nhất, tránh đi vào những chi tiết của các quan hệ xã hội đang trong quá trình phát triển hoặc có khả năng thay đổi nhanh (ví dụ các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ...). Với các đặc trưng như vậy, bộ luật dân sự không nên có phần riêng qui định về những chế định rất đặc thù và phức tạp như quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, đất đai. Về những nội dung này, bộ luật dân sự chỉ nên qui định những vấn đề mang tính nguyên tắc, thu hút vào các qui định về tài sản, quyền tài sản và giao dịch nói chung.
Thứ hai, các luật chuyên ngành với tính chất là luật riêng trong hệ thống pháp luật dân sự cần được soạn thảo theo hướng: 1. Không vượt ra ngoài các nguyên tắc chung: Qui định trong luật riêng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu trong bộ luật dân sự ; 2. Mang đặc trưng riêng: Các luật riêng không nên nhắc lại các qui định đã có trong bộ luật dân sự (điều này có thể giúp tránh những chồng chéo, lặp lại không cần thiết); 3. Cụ thể, chi tiết: Các luật riêng cần có qui định chi tiết về loại quan hệ xã hội đặc thù mà mình điều chỉnh, phù hợp với các đặc trưng của loại quan hệ đó và các qui định này sẽ được ưu tiên áp dụng so với bộ luật dân sự.
Thứ ba, nguyên tắc áp dụng bộ luật dân sự chỉ áp dụng trong những trường hợp không có lu ật chuyên ngành điều chỉnh hoặc khi việc áp dụng luật chuyên ngành không đủ. Nếu hệ thống pháp luật dân sự của nước ta được xây dựng theo các nguyên tắc này, tình trạng chồng chéo sẽ được giải quyết một cách triệt để, hệ thống pháp luật sẽ minh bạch hơn, có thể dự đoán trước và do đó khả năng áp dụng cũng cao hơn.
116
Trong việc công khai, công bố thông tin trong quá trình hoạt động của pháp nhân, nhất là những pháp nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Thông tin được công bố phải thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Quyền lợi của các sáng lập viên có vốn góp nhỏ trong pháp nhân chỉ được đảm bảo khi những quy định về minh bạch thông tin, minh bạch tài chính lãnh đạo phải được quy định chặt chẽ. Trong khi đó, chi phí trong việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ cốt cán và cổ đông lớn của nước ta vẫn chưa được quy định rõ ràng.
Đồng thời, các cơ quan quản lý phải có những chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi công bố thông tin không đúng sự thật, thực hiện các giao dịch nội gián gây tổn hại đến quyền lợi của các cổ đông/thành viên thiểu số từ những cổ đông/thành viên lớn hoặc các cơ quan quản lý, điều hành pháp nhân.
Có thể nói, tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công bố, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm này không sai, song chưa toàn diện, chưa đầy đủ. Tính minh bạch của pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho nhà nước pháp quyền [24].
3.2.6 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về pháp nhân.
Hoàn thiện pháp luật là mục tiêu lý tưởng nhằm đạt được một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn các quan hệ xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển xã hội.
117
Chế định pháp nhân là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, kinh doanh – thương mại ở nước ta hiện nay. Pháp nhân tham gia hầu hết các quan hệ pháp luật quan trọng của đời sống xã hội, pháp nhân là chủ thể không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, hoàn thiện chế định về pháp nhân, phải được giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện trên cơ sở các học thuyết, mô hình được áp dụng trên thế giới, được chọn lọc, quy định để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật hiện hành về “cổ phần hoá” doanh nghiệp nhà nước không thể thay thế một đạo luật này vì nó thuộc