Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 79)

Hiện nay, việc phải nhanh chóng, khẩn trương hoàn thiộn pháp luật về cán bộ, cồng chức cấp xã là một yêu cầu tất yếu khách quan. Bởi vì pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã chính ỉà cơ sở pháp lý trực tiếp nhất để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nó cũng là căn cứ, cơ sở để tiến hành việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở.

Hiện nay, cả nước có khoảng 10.900 đơn vị hành chính cấp xã, với khoảng 250.000 cán bộ công chức phục vụ trong đó. Với tốc độ và xu hướng chia tách đơn vị hành chính như hiện nay, trung bình mỗi năm tăng khoảng 50 đơn vị hành chính cơ sở [30] thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tăng lên rất nhanh, do đó càng cần phải có những văn bản pháp quy đầy đủ, đồng bộ để điều chỉnh đội ngũ này. Trong khi đó, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã không những chưa đầy đủ, chưa đồng bộ mà rất nhièu quy định đã trở nên không còn phù hợp nữa, và chẳng bao lâu nữa sẽ lỗi thời, lạc hậu, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Cấp xã là một trong bốn cấp chính quyền, công cuộc cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị của nước ta hiện nay tất nhiên cũng bao hàm cả việc cải cách hành chính đối với cấp xã, đổi mới hệ thống chính trị cấp xã.

Nền hành chính được cấu thành bởi các yếu tố: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy hành chính; đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và nền tài chính công [27],

Cấp xã cũng là một bộ phận của nền hành chính, bởi các văn bản về cấp xã trong đó có pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã - là một bộ phận của thể chế hành chính; tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã là một bộ phận nầm trong tổ chức bộ máy hành chính; đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cùng với các cán bộ,

công chức hành chính khác cấu thành đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và tài chính cấp xã cũng là một bộ phận để cấu thành nển tài chính công.

Như vậy, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã, đổi mới tổ chức, hoạt động nâng cao chất lượng, hiộu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là đòi hỏi của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã.

Không những thế, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã còn góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Bởi vì pháp chế chính ỉà sự đòi hỏi, sự tuân thủ pháp luật từ phía cơ quan N hà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi người dân.

Còn bản chất của Nhà nước pháp quyển là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trong Nhà nước đó pháp luật giữ vai trò thượng tôn.

Để thực hiện được các vấn đề trên thì đầu tiên phải xây dựng được một hộ thống pháp luật hoàn chỉnh, mà trong đó phải bao gồm cả pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã là một tất yếu khách quan.

Trên cơ sở những điểm đã phân tích ở trên, trong thời gian tới việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về cán bô, công chức cấp xã tập trung vào các vấn đề sau:

a. Sửa đổi, bổ sung làm rõ một s ố quy định hiện hành vê cán bộ,

công chức cấp xã

Trong các quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã có một số vấn đề chưa rõ, chưa hợp lý cần được làm rõ, sửa đổi, bổ sung.

Chẳng hạn: Hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa thế nào là cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 1, pháp lệnh cán bộ, côn» chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định:

1. Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:

a)

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiêm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định:

Điều 1. Phạm vi áp dụng:

Nghị định này quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là cán bộ, công chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã bao gồm:

Như vậy cả hai văn bản trên đều không đưa ra khái niệm thế nào là cán bộ, công chức cấp xã, mà theo tinh thần của pháp lệnh và Nghị định ta hiểu cán bộ, công chức cấp xã là: công dân Việt Nam, trong biên chế, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội cấp xã.

Tuy nhiên, với các quy định hiộn hành về cán bộ, công chức cấp xã thì có nhiều đối tượng là cán bộ chuyên trách cấp xã có khi chỉ phục vụ trong nền công vụ một nhiệm kỳ, một khoá, sau đó thì thôi. Nếu quy định "biên chế” đối với một đối tượng thời gian quá ngấn như vậy liệu có tạo ra sự ổn định cần thiết của nền hành chính. Mặt khác, tại điều 22 - Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định:

"Những người do bầu cử quy định tại điểm a, khoản 1, điểu 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí công tác theo nãng ỉực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức". Như vậy điều luật trên không áp dụng đối với cán bộ chuyên trách cấp xã, nếu không được tiếp tục bầu làm cán bộ chuyên trách cấp xã nữa thì họ làm gì? quyền lợi của họ ra sao? Tất cả những vấn đề này cần được làm rõ hơn.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP (23/10/2003) và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định 121 thì các cán bộ chuyên trách cấp xã nói trên khi thôi đảm nhiệm chức vụ được hưởng trợ cấp một lần.

Nếu có đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội trở iên và còn thiếu không quá 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, khồng nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần và tự nguyên đóng tiếp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức đóng bằng 15% tiền lương hàng tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú cho đến khi đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng chế độ hưu trí.

Điều này tạo ra sự không công bằng giữa hai đối tượng quy định tại điểm a, điểm g khoản i Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và bất công bằng giữa chính hai đối tượng cùng là cán bộ chuyên trách cấp xã có mọi điều kiện giống nhau nhưng chênh nhau vài tháng đóng

bảo hiểm xã hội, một đối tượng chỉ được hưởng ượ cấp một lần còn một đối tượng có cơ hội để hưởng lương hưu.

Trong pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức cấp xã còn một loạt vấn để cần được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp như các quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Đối với vùng núi, dân tộc ít người nhiều quy định tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã còn quá cao; nhưng đối với khu vực đô thị các quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức còn quá thấp, chưa phù hợp với tính chất, khối lượng công việc ở các địa bàn đó. Cần có sự phân biệt rõ giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi. Ngoài ra, cần sửa đổi các quy định về số lượng biên chế đối với cấp xã trên cơ sở phân tích về quy mô dân số, diện tích cho phù hợp, nhưng tránh xu hướng "định biên hoá", "hành chính hoá" một số tổ chức - xã hội như Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ...

Việc quy định về độ tuổi tham gia giữ chức vụ như hiện nay đối với một số đối tượng là cán bộ chuyên trách cấp xã còn quá cao, không phù hợp với các quy định của nhà nước về đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu.

Không chỉ có vậy, nhiều quy định về các vấn để quản lý sử đụng cán bộ, công chức cấp xã, quy định về khen thưởng kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã cũng cần được sửa đổi, bổ sung làm rõ thêm.

Tóm lại, những vấn để nêu trên cần được nghiên cứu sửa đổi; bổ sung cho phù hợp, tạo điều kiện áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã được thống nhất chặt chẽ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức cấp xã.

b. Ban hành mới một s ố văn bản quy định vê' cán bộ, công chức cấp xã

Một số vấn đề về cán bộ, công chức cấp xã hiện nay chưa được quy định nên gây khó khăn và sự không thống nhất giữa các địa phương khi áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. Ví dụ quy định về tuyển dụng công chức cấp xã, Nghị định 114 và Thông tư 03/TT-BNV ngày 161/2004 hướng

dẫn thi hành Nghị định 114 đều quy định: Việc tuyển dụng công chức cấp xã do ư ỷ ban nhân đân huyện thực hiện theo đúng quy chế tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Điều này sẽ gây ra sự không thống nhất giữa các địa phương khi thực hiện.

Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật vể cán bộ, công chức cấp xã, một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam là một công việc cấp bách, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định để có cơ sở pháp lý điều chỉnh cán bộ, công chức cấp xã, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, phục vụ công cuộc cải cách nền hành chính và đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việc hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã còn tạo điểu kiện tiến tới xây dựng Luật công vụ, công chức.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)