Cán bộ, công chức cấp xã theo qui định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 27)

hiện hành

1.3.1. Q ui c h ế ph á p lý về cán bộ y công chức cấp x ã

Pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận của pháp luật về cán bộ, công chức nói chung, bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành khác nhau như: luật Lao động, luật Hành chính, luật Hình sự .... Trong đó, luật Hành chính là nguồn cơ bản, điều chỉnh chung về công vụ, công chức, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các vấn đề về bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử đụng... đối với cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra luật Lao động điều chỉnh về chế độ làm việc, bảo hiểm xã h ộ i...; luật Hình sự có quy định một số tội phạm do cán bộ, công chức thực hiện.

Các quy định về cán bộ, công chức cấp xã nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dàn (Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Thanh n iên ...) Pháp lệnh Cán bộ công chức

và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn như: Nghị định 114/2003/NĐ-CP (10/10/2003); Nghị định 121/2003/NĐ-CP, Thông tư 03/2004/TT-BNV (16/01/2004); Quyết định 04/2004/QĐ-BNV (16/1/2004) ... quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn các chức danh của cán bộ công chức cấp xã.

Như vậy, quy chế pháp lý của cán bộ, công chức cấp xã là tổng thể các quy định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các vấn đề về hình thành đội ngũ, quản lý, sử dụng, nghĩa vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật vể quá trình thực thi công v ụ ... và các vấn đề khác về c h ế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Cấp xã, phường, thị trấn là nơi quan hệ trực tiếp với người dân, kiểm tra đôn đốc mọi người dân trong việc thi hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tại địa phương, cung cấp các dịch vụ công cộng và xã hội cho nhân dân, tổ chức thực hiện những nghĩa vụ của công dân như: thu thuế, thu nợ, trừ nợ, cứu trợ xã hội, giúp dân xoá đói giảm nghèo... Do đó phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ, quyền lợi, ch ế độ chính sách ... đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khẳng định như trên vì các quy định pháp lý về cán bộ, công chức cấp xã chính là cơ sở để hình thành nên đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã - những người thực thi công vụ tại địa phương. Điểu đó được thể hiện thông qua các quy định về bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã. Trước đây quyền lợi của đội ngũ cán bộ cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, nhưng từ khi có pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi (năm 2003) và các Nghị định 114, 121 thì quyền lợi của đội ngũ này đã phần nào được đảm bảo. Cùng với việc Nhà nước chính thức thừa nhận đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là một bộ phận của đội

ngũ cán bộ, công chức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì vai trồ quan trọng cùa đội ngũ này trong hệ thống chính trị cũng được khẳng định. D o vậy các quy định về bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã sẽ giúp lựa chọn và hình thành nên đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có đủ các điẻu kiện cần và đủ để thực thi công vụ một cách xuất sắc. Đồng thời, các quy định đó cũng sẽ giúp cho trong quá trình lựa chọn, hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tránh được các tiêu cực, đảm bảo khách quan, đúng đắn.

Bên cạnh đó, các quy định về cán bộ, công chức cấp xã còn tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã. Bởi các quy định đó quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã; quy định rõ những việc cán bộ, cổng chức cấp xã không được làm; cũng như các chính sách, chế độ khen thưởng nếu họ hoàn thành xuất sắc công vụ, đạt thành tích cao trong nền công vụ hay các hình thức kỷ luật khi có các vi phạm quy chế công vụ.

Ngoài ra, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã còn là phương tiện để đảm bảo quyển lực thuộc vế nhân dân, tránh các biểu hiện lạm quyền, tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân, bảo vộ quyển lợi hợp pháp của nhân dân. Điều này được thể hiện thông qua các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã, các quy định về những viộc cán bộ công chức cấp xã không được làm, các quy định vé trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong việc thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định về các tổ chức đoàn thể của nhân dân...

Pháp luật vể cán bộ, công chức cấp xã cũng chính là yếu tố để đảm bảo giữ gìn kỷ cương trong hoạt động của cấp cơ sở; là cơ sở để cấp trên kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, để đảm bảo cho các hoạt động của cán bộ công chức cấp xã luôn nằm trong phạm vi quy định của pháp luật.

1.3.2. S ự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp x ã

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hình thành từ hai cách: bầu cử và tuyển dụng.

a. Bầu cử

Bầu cử thường được áp dụng trong trường hợp cần trao cho công dân đảm nhiệm một chức vụ nhất định trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ). Đối với cấp xã, bầu cử được áp dụng đối với những người là cán bộ chuyên trách, bao gồm:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã).

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch hội Cựu chiến binh.

Điều 21 - Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan Nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân... [14]

Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo Điều lệ của các tổ chức đó".

Nghị định 114/2003/NĐ-CP (10/10/2003) về cán bộ công chức xã, phường thị trấn trên cơ sở cụ thể hoá pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi cũng quy định:

"Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã của Hội đồng nhân dân, ư ỷ ban nhân dân thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ư ỷ ban nhân dân.

Việc bầu cử cán bộ chuyên trách câp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội".

b. Tuyển dụng

Tuyển dụng là việc lựa chọn những người đáp ứng yêu cầu của ngạch để bổ sung cho nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức.

Thuật ngữ "tuyển dụng" có thể được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau:

- Nghĩa rộng: "tuyển dụng" bao gồm tất cả các hình thức để lựa chọn nhân ỉực cho cơ quan, tổ chức bao gồm cả bầu cử, bổ nhiệm, thi tuyển.

- Theo nghĩa hẹp: "tuyển dụng" là hình thức lựa chọn cán bộ, công chức thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

"Tuyển dụng" ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp.

Khoản 1 Điều 23 - Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung nãm 2003 quy định:

"Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điểu 1 của Pháp lệnh này, cơ quan tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao".

Như vậy, những người được giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ưỷ ban nhân dân cấp xã cũng là đối tượng được lựa chọn thồng qua hình thức tuyển dụng, bao gồm:

- Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); - Chỉ huy trưởng quân sự;

- Vãn phòng - Thống kê; - Địa chính - Xây dựng;

- Tài chính - K ế toán; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hoá - xã hội.

Việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải đảm bảo yêu cầu: đúng người, đúng việc.

Điều 13 - Nghị định 114/2003/NĐ-CP (10/10/2003) quy định:

"Viộc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng".

Việc tuyển đụng công chức cấp xã cũng được quy định thông qua hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển.

Thi tuyển được coi là hình thức phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng để hình thành đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Người được tuyển dụng làm công tác phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển. Tiêu chuẩn của công chức cấp xã đã được Nhà nước quy định cụ thể tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV (16/1/2004).

Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức xã theo quy chế tuyển dụng công chức của ư ỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Cũng theo quy định tại Nghị định này, tuyển dụng công chức cấp xã còn được tiến hành thông qua hình thức xét tuyển.

Xét tuyển được áp đụng đối với công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bô công chức vùng dân tộc thiểu số.

Quy định này tạo điều kiện để kịp thời bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức đối với những nơi do điều kiện địa lý và các điều kiện k h ác ... chưa đủ điều kiện để tổ chức thi tuyển. Việc xét tuyển công chức cấp xã là phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 06 tháng. Khi hết thời gian tạp sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dàn cấp xã căn cứ vào

tiêu chuẩn và kết quả công việc cùa người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định tuyển dụng nếu

không đủ tiêu chuẩn tuyển đụng thì cho thôi việc.

1.3.3. Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp x ã

Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã theo nghĩa rộng là tổng hợp các hoạt động, bao gồm:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã.

- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định chức đanh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã.

- Quyết định biên chế cán bộ, công chức cấp xã.

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức cấp xã.

- Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, chế độ tập sự, thử việc. - Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức cấp xã.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã.

- Thực hiện thống kê cán bộ, công chức cấp xã

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp lệnh về cán bộ, công chức cấp xã.

- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức. Theo nghĩa hẹp, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã là tổng hợp các quy định liên quan đến việc bố trí phân công công tác, liên quan đến việc sắp xếp vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, hưu trí, thôi việc, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Việc bố trí, phân công công tác, sắp xếp vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch là những nội dung hết sức quan trọng đối với cán bộ, công chức nói

chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Hiện nay, tất cả các vấn đề trên được áp dụng theo các nguyên tắc quy định chung đối với cán bộ, công chức trong các Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã chưa có các quy định khác. Cán bộ công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng, trúng cử được bố trí công việc phù hợp, được xếp vào ngạch công chức. Việc xét nâng ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức cấp xã cũng có thể được luân chuyển, điểu động, biệt phái đến nơi khác để phục vụ trong nền công vụ. Đảy là điều khá mới đối với cấp xã.

Điều động là trường hợp cán bộ, công chức được giao một công tác khác ở cơ quan tổ chức khác. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyển quản lý cán bộ, công chức có quyền điều động cán bộ, công chức đến làm viộc tại cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.

Biệt phái là trường hợp cử cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan tổ chức đơn vị khác theo yôu cầu nhiệm vụ, công vụ. cán bộ, công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến; Cơ quan tổ chức biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái.

Cán bộ, công chức cấp xã có thể được bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, hưởng chế độ hưu trí hoặc bị bãi nhiệm cách chức, cho thôi việc... Bổ nhiộm là việc cất nhắc, đề bạt cán bộ, công chức có đủ điều kiện vào một vị trí công tác, thường áp dụng khi đề bạt cán bộ, công chức vào vị trí lãnh đạo.

Miễn nhiệm là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cán bộ, công chức ở vị trí lãnh đạo được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ vì lý do sức khoẻ hoặc công tác.

Cán bộ, công chức cấp xã cũng được từ chức khi họ thấy bản thân không còn đủ khả năng để đảm nhiộm công vụ được giao.

Cán bộ, công chức cấp xã có thể bị cách chức, bị bãi miễn khi có các vi phạm.

Việc bãi nhiệm, cách chức và xét từ chức đối với cán bộ, công chức cấp xã tuân thủ theo các quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức.

Cũng giống như pháp luật về cán bộ, công chức nói chung, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã cũng quy định chế độ thôi việc. Cán bộ, công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp: do thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng, chế độ hưu trí, có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức cấp huyện đồng ý.

Cán bộ, công chức cấp xã tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và quyển lợi khác, phải bổi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)