Những bất cập trong các quy định của pháp luật về cán bộ, công

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 41)

công chức cấp x ã

Với sự ra đời của Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003), lần đầu tiên các đối tượng làm việc ở cấp xã, phường, thị trấn được chính thức gọi ià cán bộ, công chức. Cùng với sự công nhận này của pháp luật thì các vấn đề về địa vị pháp lý và chế độ ưu đãi đối với đối tượng này đã thay đổi đáng kể so với trước kia.

Theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung nãm 2003, cán bộ, công chức cấp xã cũng được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được giao giữ công vụ quyền lợi, chế độ ưu đãi về cơ bản ià giống các đối tượng cán bộ, công chức khác.

Quy định này là một bước tiến bộ rất lớn của pháp luật về cán bộ, công chức nói chung, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Kể từ khi được công nhận chính thức là cán bộ, công chức thì những người làm việc ở cấp xã đã yên tâm công tác hơn, chất lượng, hiệu quả hoạt động của họ cũng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, các quy định mới về cán bộ, công chức cấp xã còn giúp cho viộc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu của hoạt động công vụ.

Sau khi pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung ra đời, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành một loạt văn bản hướng dẵn thi hành để đảm bảo cho pháp lệnh được thực hiện trên thực tế, chẳng hạn: Nghị định 114/2003/NĐ-CP (ngày 10/10/2003); Nghị định số 121/2003/NĐ-CP (ngày 21/10/2003); Thông tư số 03/2004AT-BNV (ngày 16/01/2004); Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV (ngày 16/01/2004)... Những văn bản này bước đầu đã phát huy được giá trị trên thực tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, tuyển đụng, sử dụng... đối với cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, pháp luật điểu chỉnh cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn thiếu rất nhiều quy định cụ thể, điều chỉnh về luân chuyển, điểu động... đối với cán bộ, công chức cấp xã; các quy định vé việc bố trí công tác và quyền lợi của các cán bộ sau khi không tiếp tục được bầu vào đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã; các quy định về chế độ hưu trí sau khi không còn phục vụ công vụ đối với cán bộ, công chức chưa được quy định thoả đáng cụ thể, nhất là khi họ chưa có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi đời theo quy định của Luật lao động, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BLĐTBXH (14/5/2004).

Không chỉ thiếu văn bản điều chỉnh, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã hiện nay cũng chưa đồng bộ, chưa thật thống nhất với nhau, chẳng hạn tiêu chuẩn của cán bộ chuyên trách trong quyết định 04 và văn bản của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Nếu nghiên cứu kỹ, tỷ mỷ pháp luật điều chỉnh về cán bộ, công chức cấp xã thì thấy rằng không những còn chưa đầy đủ - thiếu văn bản điều chỉnh và các văn bản chưa thực sự đồng bộ, pháp luật điều chỉnh vẻ cán bộ, công chức cấp xã hiộn hành còn tổn tại một số bất cập, tập trung vào các vấn đề sau đây:

* Thứ nhất, trong các quy định này chưa có sự phân biệt rõ ràng, cụ thể

giữa cán bộ, công chức đô thị và cán bộ, công chức ở nông thôn (tức chưa có sự phân biệt giữa cán bộ, công chức phường và cán bộ, công chức xã).

Trên thực tế, có rất nhiều điểm khác biệt giữa đô thị và nông thôn vể đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội. Vì thế, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân đân năm 2003 đã có sự phân biệt nhất định trong việc quy định nhiộm vụ, quyền hạn của chính quyền phường so với chính quyền xã, bằng cách giữ nguyên những nhiệm vụ, quyển hạn giống như chính quyền xã nhưng có bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyển hạn vẻ quản lý đô thị của riêng phường [25]. Sự khác nhau đó thể hiện trên các mặt như:

- Vé kinh tế: ở phường kinh tế đa ngành, chủ yếu là phi nông nghiệp tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... có tốc độ tăng trưởng cao (ở nông thôn kinh tế đơn ngành, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn).

- Về vị trí vai trò: phường nằm trong đô thị là những trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, là hạt nhân và động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, của vùng, tỉnh, thành phố và thị xã.

- Về địa giới hành chính: địa giới hành chính củạ phường chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính Nhà nước, an ninh trật tự phức tạp hơn.

- Về dân cư: ở phường, mật độ dân số cao, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, nguồn gốc rất khác nhau từ nhiều nơi tập trung lại, không thuần nhất mang theo những phong tục tập quán, lối sống khác nhau, liên kết lỏng lẻo. Người dân có trình độ học thức và trình độ dân trí cao hơn ở nông thôn rất nhiều.

- Cơ sở hạ tầng ở đô thị đồ sộ gấp nhiểu lần so với nông thôn đòi hỏi quản lý tập trung theo chuyên ngành, không thể phân tán.

Sự khác biệt giữa phường và xã cho thấy việc quản lý ở phường không giống xã đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của người quản lý phải cao hơn so với những người làm việc ở xã.

Theo các quy định hiện nay thì hệ thống chức danh tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã được áp dụng chung cho cả xã, phường, thị trấn. So với yêu cầu của quản lý nhà nước ở đô thị, các tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh còn thấp, chỉ phù hợp với xã chưa đáp ứng được yêu cầu của tính phức tạp trong quản lý cũng như mặt bằng dân trí tương đối cao của dân cư ở đô thị. Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt và một số chức danh chuyên môn đòi hỏi yêu cầu cao ở phường như: Địa chính, Tư pháp, hộ tịch... pháp luật cần quy định trình độ chuyên môn cao hơn so với ở xã. Và cùng với nó là chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ, công chức làm việc ở phường.

* Thứ hai, tiêu chuẩn về độ tuổi quy định đối với một số chức danh cán

bộ chuyên trách còn quá cao, không tương thích với các quy định khác của pháp luật về tuổi nghỉ hưu, về đóng bảo hiểm xã h ộ i... Chẳng hạn:

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với những khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia chức vụ lần đầu.

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: không quá 65 tụổi khi tham gia giữ chức vụ [40, tr.149], [15]

Đối với các cán bộ chuyên trách, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 1601/2004 ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn chỉ quy định những tiêu chuẩn chung nhất, còn tiêu chuẩn cụ thể do tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội quy định.

* Thứ ba, trong các quy định hiện hành về cán bộ, công chức cấp xã, vấn đề tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã còn có điểm chưa hợp lý.

Chẳng hạn, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP (ngày 21/10/2003) về chế độ, chính sách đối với cán bô, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định:

1. Cán bộ chuyên trách cấp x ã ... được hưởng chế độ tiền lương như sau: a) Bí thư Đảng uỷ, Bí thư chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ xã): hệ số 2,0 mức lương tối thiểu;

b) Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: hệ số 1,9 mức lương tối thiểu;

c) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng uỷ (nơi chưa có phó bí thư chuyên trách công tác Đảng), Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc: hệ số 1,8 mức lương tối thiểu;

d) Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch hội Nông dân, Chủ tịch hội Cựu chiến binh: hệ số 1,7 mức lương tối thiểu;

2. Công chức cấp x ã ... được hưởng chế độ tiền lương như sau:

a) Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo đại học trở lên phù hợp với chuyên mỏn của chức danh được hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên; tốt nghiệp trung cấp phù hợp chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo ngạch cán sự; tốt nghiệp sơ cấp phù hợp chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo ngạch nhân viên văn thư. Được nâng lương theo niên hạn như đối với cán bộ, công chức ngạch tương ứng ở cấp huyện trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, nếu một người tốt nghiệp đại học ra, được xếp lương theo bảng lươna hành chính, ngạch chuyên viên (mã ngạch: 01.003), được hưởng mức lương khởi điểm 2,34 mức lương tối thiểu thì đã cao hơn nhiều so với các cán bộ chuyên trách như Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân... Trong khi

các cán bộ chuyên trách này thâm niên công tác lâu hơn, khối lượng công việc nhiều, công sức đóng góp cho nển công vụ nhiều. Rõ ràng mức lương hiện hưởng của các cán bộ chuyên trách còn rất thấp, chưa tương xứng với công sức đóng góp của họ.

Không những thế, cùng là các đối tượng ở cấp xã được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, các công chức cấp xã có khả năng cơ hội được hưởng lương cao hơn các cán bộ chuyên trách cấp xã, và được lên lương theo niên hạn; trong khi đó cả nhiệm kỳ 5 năm công tác của mình các cán bộ chuyên trách lại không được nâng lương. Đó là điểm bất cập lớn về chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách cấp xã.

Thậm chí, nếu so sánh các đối tượng là cán bộ chuyên trách ở cấp xã với nhau cũng thấy có bất hợp lý. Trên thực tế, tính chất công việc của các cán bộ như Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân... phức tạp, vất vả hơn nhiều so với công việc của các đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, hội Liên hiệp phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), thế nhưng chế độ tiền lương của các cán bộ chuyên trách làm việc trong Đảng uỷ, Ưỷ ban so với cán bộ chuyên trách làm việc trong các đoàn thể không chênh nhau nhiều. Điều đó là chưa tương xứng, phù hợp với công sức đóng góp của các đối tượng cán bộ đối với nền công vụ.

Mặt khác, xét một cách tổng thể thì chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã, hiện nay còn rất thấp, thấp han nhiều so với các đối tượng cán bộ, công chức khác, chưa tương xứng với những đóng góp của họ trên thực tế, đây là bất cập lớn nhất trong các quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Nhìn chung, trong vài năm trở lại đây, pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, phù hợp hơn. Một loạt văn bản ra đời tạo cơ sở pháp lý để quản lý, sử dụng, tuyển dụn g ... đối với cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời cũng giúp cán bộ, công chức yên tàm thực hiện nhiệm vụ,

công vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong một số lĩnh vực pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã hiện vẫn chưa hoàn thiện, đầy đủ, mà thường quy định chung chung, áp dụng giống như các đối tượng cán bộ, công chức khác. (Chẳng hạn các quy định liên quan đến: điều động, luân chuyển, biệt phái hoặc các quy định về khen thưởng, kỷ luật). Điều đó dẫn đến tình trạng lúng túng khi áp dụng thực hiện. Một số quy định còn chưa phù hợp, cần kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Sự yếu, thiếu, sơ hở, chậm sửa đổi, bổ sung của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã khiến cho việc quản lý cán bộ, công chức cấp xã còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết khả năng của cán bộ, công chức để phục vụ công vụ, công dân. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.

1.4.2. M ột số vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật vê cán bộ,

công chức cấp x ã

Từ khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và các vãn bản hướng đẫn thi hành quy định về cán bộ, công chức cấp xã có hiệu lực thì việc áp dụng, thực hiện các quy định đó dần dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ngày càng được quan tâm, được tiêu chuẩn hoá. Nhờ đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở ngày càng được nâng lên. ở tất cả các địa phương đều đã và đang tiến hành tổng kết, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; Công tác bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã bước đầu được áp dụng, tổ chức chặt chẽ theo các quy định của pháp luật; Việc bố trí cán bộ, công chức trên cơ sở trình độ, năng lực... Nhờ vậy mà số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đã tăng lên một cách đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian qua đã gặp phải một số vướng mắc, thổ hiện trên những điểm sau:

Theo quy định trong Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV (16/01/2004) ề quy định Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì cán bộ, công chức cấp xã có một loạt các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi đời, về học vấn, trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế ... Tuy nhiên, để đảm bảo cùng m ột lúc các tiêu chuẩn nói trên đối với cán bộ, công chức cấp xã là điều rất khó khăn. Điều này có nhiểu nguyên nhân. Nguồn cán bộ, công chức cấp xã từ trước tới nay chủ yếu là: quân nhân xuất ngũ, cán bộ hưu trí, những người không đỗ đạt thoát ly đến nơi khác... Còn những người có trình độ được đào tạo cơ bản lại không muốn trở lại địa phương công tác, phục vụ. Mặt khác, chế độ ưu đãi, phụ cấp sinh hoạt phí đối với cấp xã lại rất thấp (hiộn nay, chế độ tiền lương cũng chưa phải là đã phù hợp, tương xứng với đóng góp của cán bộ, công chức cấp xã), nên chưa thu hút được những người có trình độ, năng lực. Ngoài ra, công tác tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã từ trước đều thông qua việc xét tuyển, bầu cử. Việc thi tuyển dường như còn khá mới mẻ đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã. Không những thế, đối với cán bộ chuyên trách cấp xã, hình thành qua con đường bầu cử nên việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như trong Quyết định số 04 lại càng hạn chế, nhất là trong khi các văn bản của các tổ chức chính trị xã hội chưa quy định các tiêu chuẩn đó.

* Hai là, công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã.

Tuy vài năm gần đây, các văn bản quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đã được ban hành một loạt, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng cán bộ, công chức cấp xã, nhưng thực tế cho thấy việc áp dụng các

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 41)