Những bất cập

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 67)

Bên cạnh những thuận lợi tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Nam Định phát huy hết khả năng của mình nhằm hoàn thnàh nhiệm vụ được giao, thì quá trình tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Nam Định cũng đang đứng trước một số vướng mắc cần sớm được tháo gỡ, giải quyết.

* Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay ở Nam Định kiêm

nhiệm quá nhiều.

Như đã đề cập ở trên, công việc ở cấp xã, phường, thị trấn rất nhiều, lại đa dạng về thể loại, trong khi số lượng định biên cho cấp xã lại đóng khung dao động từ 17 đến 25 tuỳ theo từng xã, phường, thị trấn. Do đó đa phần các cán bộ, công chức xã đều phải kiêm nhiệm thêm một công việc nào đó. Chẳng hạn, theo quy định công chức làm công tác văn phòng thì kiêm cả công tác thống kê, nhưng hiện nay các việc công chứng đã chuyển về cấp xã thì cán bộ văn phòng ngoài việc chuẩn bị, soạn thảo văn bản, phụ trách công tác văn thư, lưu trữ, ngoài việc thống kê tổng hợp còn phụ trách cả việc công chứng; đôi khi còn kiêm cả Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hoặc công chức tư pháp - hộ tịch lại kiêm thêm phó trưởng Công an hay phó chỉ huy trưởng quân sự...

Sự kiêm nhiệm quá nhiều này đôi khi dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao; đây cũng là nguyên nhân phát sinh tình trạng chia tách đơn vị hành chính cấp xã để giảm gánh nặng cồng việc.

* Thứ hai, việc b ố trí cán bộ, công chức cấp xã hiện nay vẫn chưa hoàn

toàn phù hợp. Chẳng hạn vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức có trình độ

chuyên môn này nhưng lại bố trí công việc yêu cầu chuyên môn khác, làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công việc.

Hoặc theo quy định tại điều 11 - Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 quy dịnh số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu

thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp thì . . . ’’xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8000 dân trở lên và xã biên giới có 5 thành viên gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 2 uỷ viên; Và khoản 2, mục I Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV- BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có quy định:

...xã đồng bằng, phường thị trấn có dưới 10.000 dân, sau khi sử dụng cán bộ, công chức thuộc các chức danh nên ở điểm 1 - Mục I, trên đây được bố trí thêm 02 cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã trong số các chức đanh: Phó Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân (theo quy định của Chính phủ nơi được bố trí 02 Phó Chủ tịch); Văn phòng - Thống kê; Vãn hoá - Xã hội; Tư pháp - Hộ tịch, nhưng tổng số không quá 19 cán bộ, công chức.

Các địa phương này chắc chắn sẽ bố trí ỉ Phó Chủ tịch, còn 1 chức danh sẽ lựa chọn trong 3 chức danh còn lại. Nhưng trên thực tế, công chức văn phòng, công chức Tư pháp thì có thể giúp việc cho Phó Chủ tịch, trong khi Phó Chủ tịch lại không đảm nhiệm công việc của Văn phòng dẫn đến khó bố trí cán bộ, công chức để đạt hiệu quả quản lý cao.

Hay như hiện nay các quy định về bố trí cán bộ, công chức cấp xã được áp dụng chung cho cả ba loại hình xã, phường, thị trấn; trong khi trên thực tế giữa ba loại hình này có những khác biệt cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, truyển thống ván hoá, quan hệ dân cư, cán bộ, công chức ở các loại hình này khác nhau cả về khối lượng công việc và nội dung, yêu cầu công việc. Rõ ràng các quy định về bố trí cán bộ, công chức chưa phù hợp như vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức cấp xã.

* Thứ ba, độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Nam

Định hiện nay khá cao, s ố lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn vể

trình độ còn nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.

Thông thường đội ngũ cán bộ, công chức lớn tuổi thì kinh nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm công tác rất phong phú, đồng thời uy tín xã hội lớn. Điều

này vừa có thuận lợi, lại vừa là hạn chế trong thực thi công vụ. Thuận lợi bởi vì với vốn kiến thức về cuộc sống, kinh nghiệm công tác và uy tín xã hội họ dễ dàng giải quyết nhanh chóng, nhiều tình huống phức tạp trong quản lý. Song hạn chế ở chỗ, những cán bộ, công chức lớn tuổi thường dễ bảo thủ, trì trộ, quá tin vào kinh nghiệm của mình nên thường hoài nghi lớp trẻ; Không những th ế đôi khi họ xử lý công việc thường cứng nhắc, nguyên tắc, máy móc mà không có sự linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra, với hạn chế về tuổi tác, các cán bộ, công chức lớn tuổi thường ngại việc học tập nâng cao trình độ, hoặc có đi học hiộu quả học tập cũng không cao. Thậm chí có người còn coi thường việc học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, dẫn đến không đủ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức và chất lượng công việc của họ không cao.

Theo thống kê của sở Nội vụ Nam Định thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định còn nhiều, dẫn đến viộc phải tốt chức rất nhiều ỉớp, nhiều chương trình để chuẩn hoá kiến thức cho cán bộ, công chức cấp xã. Nhiều địa phương, cùng một lúc có rất nhiều cán bộ, công chức cùng đi học, thậm chí một cán bộ, công chức cùng một lúc phải học mấy chương trình, dẫn đến gián đoạn trong thực thi công vụ, gây tốn kém tiền của, thời gian cho cả Nhà nước và người đi học; làm ảnh hưởng chất lượng hiộu quả thực thi công vụ.

* Thứ tư, vấn đề thu nhập, thù lao và các ch ế độ đãi ngộ đối với cán bộ,

công chức cấp xã ở Nam Định hiện nay chưa thoả dáng, còn nhiều bất cập.

Nhìn chung, thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã ở Nam Định còn rất thấp, chưa tương xứng với những đóng góp của họ đối với nền công vụ.

Thậm chí bất cập ngay giữa các đối tượng là cán bộ chuyên trách và đối tượng là công chức, bất hợp lý giữa các loại cán bộ chuyên trách với nhau.

Bất cập này gần giống với những điểm bất hợp lý khi phân tích tình hình chung của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong cả nước.

Trước đây, dù những người làm việc ở cấp xã chưa được thừa nhận là cán bộ, công chức thì Nhà nước cũng đã bắt đầu quan tâm và quy định cho họ một số quyền lợi gần giống cán bộ, công chức; chẳng hạn bên cạnh việc được hưởng sinh hoạt phí và đóng bảo hiểm xã hội thì những người làm việc ở XX cũng được hưởng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng, được thanh toán công tác phí, khen thưởng, hưởng chế độ mai táng phí; được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng nếu đủ điều kiện quy định [11], [12].

Đến nay, dù những người làm việc ở cấp xã đã chính thức được công nhận là cán bộ, công chức, có các quyền và nghĩa vụ như các đối tượng cán bộ, công chức khác nhưng vấn đé về chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã vẫn chưa hoàn toàn phù hợp, chưa thoả đáng. Điều này gây tâm lý bất ổn trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã khiến họ không yên tâm công tác, không thể cống hiến hết tâm trí, sức lực để phục vụ nhân dân.

* Thứ năm, so với các đối tượng cán bộ, công chức khác, đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã biến động nhiều. Trước kia cán bộ cấp xã theo chế độ "Đảng

cử, dân bầu", nên có những cán bộ chỉ tham gia công vụ được một nhiệm kỳ, một khoá, khoá sau, nhiệm kỳ sau không tham gia công tác nữa (do không trúng cử) mà là người khác, do vậy chế độ chính sách đối với họ cũng không có gì đáng kể.

Lại cũng có những cán bộ nhiêm kỳ này giữ cương vị công tác này, nhiộm kỳ sau, khoá sau lại đảm trách cồng tác khác, vì thế họ liên tục phải học tập theo các khoá đào tạo, bồi dưỡng khác nhau để cho phù hợp tiêu chuẩn cán bộ, công chức (Ví dụ có người khoá trước phụ trách quân sự, họ phải theo lớp đào tạo về quân sự, nhưng đến khoá này lại được bố trí công tác là trưởng Công an xã, do không có trình độ về ngành này nên họ lại tiếp tục theo học lớp đào tạo về nghiệp vụ Công an). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này cũng tác động đến tâm lý của cán bộ, công chức cấp xã, cho rằng công việc ở xã không ổn định, thu nhập thấp không cần phải vất vả cống hiến hết mình.

Cũng vì tính chất cồng việc biến động nhiều nên kinh nghiộm tích luỹ của cán bộ, cồng chức chưa thực sự phong phú. Họ vừa có kinh nghiêm về lĩnh vực này nhưng nếu khoá sau không đảm nhận chức vụ đó nữa thì kinh nghiệm đó cũng uổng phí, thay vào đó là quá trình nghiên cứu, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để thực thi chức trách, nhiệm vụ mới; do đó chưa khai thác hết khả năng của họ.

Tuy giờ đây, việc tuyển họcn cán bộ, công chức cấp xã được quy định thông qua cả hình thức bầu cử và thi tuyển nhưng thực tế chưa mấy nơi tổ chức thi tuyển công chức cấp xã được, mà việc tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã do nhiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau vẫn chủ yếu thông qua bầu cử (đối với cán bộ chuyên trách) và xét tuyển (thực chất cũng là cứ) đối với công chức cấp xã. Chính vì thế nên hiộn tượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở biến động nhiều vẫn là hiện tượng phổ biến, khiến cho hệ thống chính trị cơ sở thiếu sự ổn định cần thiết của một nền hành chính chuyên nghiệp.

Tóm lại, trong tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Nam Định nổi lên mấy vấn đề đáng phải tìm hiểu, đó là hiện nay cán bộ, công chức cấp xã phải ôm đồm quá nhiều việc; viộc bố trí cán bộ, công chức trên thực tế cung chưa hoàn toàn khoa học và phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi loại hệ thống chính trị cơ sở: xã, phường, thị trấn; Trong khi tuổi đời trung bình của đội ngũ này khá cao mà trình độ lại hạn chế vể nhiều mặt; Thêm vào đó là vấn đề thu nhập quá thấp, đội ngũ lại luôn biến động sau mỗi kỳ bầu cử khiến cho chất lượng hiệu quả hoạt động của họ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về cán bộ công chức cấp xã qua thực tiễn tại Nam Định (Trang 67)