Kinh nghiệm xây dựng chiến lượ cở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 45)

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là văn bản quan trọng

được Đại hội Đảng toàn quốc thông qua thành nghị quyết để chỉ đạo mọi thực hiện về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bao gồm hệ

thống quan điểm, mục tiêu phát triển, phương hướng và các giải pháp lớn về

phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nước. Trên cơ sở Chiến lược tổng thể này, các chiến lược thành phần (như chiến lược phát triển con người và nguồn nhân lực, chiến lược xoá đói giảm nghèo, chiến lược giải quyết việc làm, chiến lược công nghệ, chiến lược phát triển và sử dụng tiết kiệm năng lượng, chiến lược xây dựng nhà nước...) được Chính phủ chỉ đạo xây dựng và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đưa vào thực hiện. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và tham vấn trực tiếp ông Nguyễn Quốc Ân5, đề tài rút ra một số kinh nghiệm sau:

5 Phó viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ KH&ĐT), Chánh văn phòng xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

(i) Hình thành các tổ chức xây dựng chiến lược, gồm: Tiểu Ban xây dựng chiến lược (Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các thành viên là các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên BCH TW Đảng); Tổ Biên tập chiến lược (Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Tổ trưởng, thành viên, gồm các Thứ trưởng các Bộ ngành và một số lãnh đạo cấp Vụ, Viện của Bộ KH&ĐT); Cơ quan thường trực xây dựng chiến lược là Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT);

(ii) Tổ chức lấy Ý tưởng về xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Cơ

quan thường trực xây dựng chiến lược đã tổ chức lấy Ý tưởng chiến lược rộng khắp ở trong và ngoài nước;

(iii) Xây dựng và thông qua đề cương Chiến lược: Tổ Biên tập dự thảo đề

cương chiến lược, tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện đề cương để trình Tiểu Ban Chiến lược xem xét, trình xin ý kiến Bộ Chính trị và BCHTW;

(iv) Dự thảo Chiến lược và tổ chức xin ý kiến các đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các nhà quản lý trước khi trình Bộ Chính trị và BCHTW thông qua;

(v) Tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu hoàn thiện dự thảo chiến lược: Sau khi được Bộ Chính trị và BCHTW thông qua, dự thảo chiến lược được lấy ý kiến trong toàn Đảng (qua đại hội đảng các cấp) và ý kiến rộng rải của quần chúng nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học và tổ chức quốc tế. Hoàn thiện dự thảo trên cơ sở các ý kiến đã góp ý, giải trình những ý kiến chưa thể chuyển vào dự thảo chiến lược.

(vi) Thông qua Đại hội Đảng toàn quốc: Dự thảo chiến lược đã được hoàn thiện và được thông qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011).

Quá trình xây dựng chiến lược được diễn ra liên tục trong 3 năm (2008 – 2010). Dự thảo Chiến lược và các tài liệu liên quan đã được hàng ngàn lượt người góp ý kiến. Các ý kiến này được phân thành 3 loại: Đồng thuận hoàn toàn; đồng thuận, nhưng cần xem xét thêm; không đồng thuận. Điều quan trọng là Cơ quan chủ trì soạn thảo chiến lược cần nắng nghe, nghiên cứu kỹ lưỡng,

đặc biệt là những ý kiến trái chiều, không đồng thuận để cân nhắc, chuyển dần vào dự thảo văn bản chiến lược; đồng thời phải tổ chức lưu trữ toàn bộ và đầy

đủ các biên bản họp, hội thảo, tọa đàm, tham vấn và các ý kiến góp ý của tổ

chức, cá nhân (bằng văn bản và ghi âm) để làm kho tư liệu phục vụ quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-

2020, gồm 5 đề mục chính: (1) Tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế; (2) Quan điểm; (3) Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá; (4) Định hướng phát triển; (5) Tổ chức thực hiện.

– Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010: Ngày 21/10/2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển thống kê

đến năm 2010 (QĐ số 141/2002/QĐ-TTg). Đây có thể nói là văn bản pháp lý

đầu tiên về kế hoạch phát triển TKVN dài hạn, nhưng chưa đạt đến tầm chiến lược, vì nó thiếu các yếu tố cấu thành của một chiến lược như phần lý luận đã trình bầy ở trên. Đề tài cũng đã tìm kiếm trong Kho lưu trữ, Thư viện của Tổng cục và một số đơn vị, cá nhân có liên quan, nhưng không thể tìm được bất kỳ

tài liệu nào liên quan đến quá trình xây dựng Định hướng 2010, ngoài Quyết

định số 141/2002/QĐ-TTg và QĐ số 301/QĐ-TCTK6. Năm 2008, TCTK đã tiến hành đánh giá thực hiện các chương trình hành động của Định hướng 2010. Báo cáo “Kết quả triển khai chương trình hành động thực hiện định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 những năm vừa qua, nhiệm vụ còn lại năm 2009 – 2010 và một số khuyến nghị” [9] gồm 54 trang, nhưng hạn chế lớn nhất của Báo cáo đánh giá là không có tài liệu theo dõi quá trình xây dựng và thực hiện Định hướng. Theo TS Trần Kim Đồng (2008) “Việc

đánh giá và rà soát kết quả thực hiện các Chương trình hành động theo yêu cầu

đặt ra ở trên gặp trở ngại lớn nhất do TCTK nói chung và các đơn vị chủ trì từng từng Chương trình nói riêng không tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm như kế hoạch đề ra nên kết quả

thực hiện không được cập nhật đầy đủ”. Tuy không rút ra được kinh nghiệm về

quá trình xây dựng chiến lược phát triển thống kê, nhưng là bài học đắt giá cho việc lưu trữ hồ sơ liên quan đến quá trình xây dựng chiến lược cũng như tổ

chức theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện chiến lược của các quốc gia nói trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 45)