Đánh giá thực trạng của TKVN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 30)

Trên cơ cở các báo cáo đánh giá sẵn có tại TCTK, thống kê bộ, ngành,

đề tài tổng hợp và rút ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế của TKVN như sau:

(1) Khuôn khổ pháp lý

(a) Những mặt được: TKVN đã tạo dựng được khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ, cụ thể: Luật Thống kê được ban hành năm 2003; Nghị định số 40/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Nghị định số 14/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê; Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg về Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg về Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành; Quyết định số 45 của Thủ tương Chính phủ về chếđộ

phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê; Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Nghị định số 03/2010/NĐ-TTg quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Quyết định số 312/2010/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê và nhiều văn bản khác chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ thống kê.

b) Những mặt hạn chế: Phạm vi điều chỉnh của Luật mới chỉ trong phạm vi Thống kê nhà nước, đối tượng áp dụng còn thiếu thống kê sở ban ngành ở địa phương, tập đoàn kinh tế, trang trại... Một số văn bản pháp luật về thống kê ban hành trước khi Luật Thống kê ra đời không phù hợp nữa, nhưng đến nay vẫn còn hiệu lực do chưa có văn bản nào thay thế. Một số văn bản trong thực thi gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn và trùng chéo, thậm chí chưa thực hiện được. Một số văn bản thi hành Luật Thống kê được coi là cốt lõi của ngành chưa

được ban hành theo đúng lộ trình, chậm và thiếu đồng bộ, như chuẩn hoá các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Các chếđộ báo cáo nhìn chung thiếu chỉ tiêu, số liệu không nhất quán, thiếu tính khả thi. Việc áp dụng các bảng phân ngành kinh tế, phân loại sản phẩm, phân loại thành phần kinh tế giữa các địa phương, giữa địa phương và trung ương còn có sự khác biệt. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác của hệ thống thống kê tập trung cũng như các Bộ, ngành được triển khai chậm,

chưa đồng bộ, đặc biệt là tại địa phương.. Nhiều Bộ, ngành vẫn chưa có tổ chức thống kê. Luật Thống kê ra đời năm 2003, khi đó cơ quan Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, từ năm 2007 đến nay là cơ quan trực thuộc Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, do vậy thẩm quyền quy định trong Luật Thống kê cũng như

các văn bản khác trước đó đã thay đổi. Cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung sớm cho phù hợp. Ý thức chấp hành luật chưa cao, thiếu chế tài đủ mạnh. Hoạt động phổ biến văn bản pháp luật thống kê vẫn ở tình trạng lẻ tẻ, chậm chạp, bị động và không thường xuyên. Không có Chương trình cụ thể cho việc tuyên truyền, phổ biến, chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động nghiệp vụ khác.

(2) Khuôn khổ thể chế và hoạt động điều phối:

(a) Những mặt được: Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ

mô quan trọng, có vai trò và nhiệm vụ không thể thiếu đối với xã hội trong nước và quốc tế. Luật Thống kê khẳng định tính độc lập của hoạt động thống kê; Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê. TCTK được giao nhiệm vụ thực hiện phối hợp thống kê theo Luật; từng đơn vị đều được giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị khác. Những năm gần đây công tác phối hợp

đã có tiến bộ. Tổ chức kết hợp tập trung (ngành dọc) với phân cấp (Thống kê bộ, ngành) và quy định tổ chức Thống kê cơ sởđã tạo điều kiện để có được các cơ sở dữ liệu đầy đủ về nội dung (thâu tóm tất cả các hiện tượng, lĩnh vực trong

đời sống kinh tế - xã hội), liên tục về thời gian (các chuỗi số liệu theo thời gian), toàn diện về lãnh thổ (tất cả các xã, các địa phương). Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Thống kê Việt Nam do Luật định.

(b)Những hạn chế: Việc chuyển GSO về Bộ KHĐT gây ảnh hưởng tới tính độc lập của thống kê. Tuy không phổ biến, nhưng vẫn còn có sự can thiệp của một số Lãnh đạo vào công tác thống kê. Luật thống kê chưa nói rõ thống kê tại các sở, ngành cấp tỉnh là thống kê nhà nước hay là thống kê cơ sở, mặc dù thống kê sở, ngành là bộ phận cấu thành của cơ quan quản lý nhà nước, do NSNN cấp kinh phí, do các công chức nhà nước thực hiện, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Thống kê bộ, ngành; chủ yếu phục vụ quản lý nhà nước ở các sở, ngành. Nhiều bộ, ngành chưa có tổ chức thống kê độc lập, một số bộ ngành nếu có thì chỉ là đơn vị ghép, làm giảm tính độc lập của thống kê. Trung tâm Tin học thống kê không có chức năng quản lý nhà nước nên khó can thiệp vào các đơn vị khác. Tổ chức thống kê bộ ngành thiếu thống nhất, chưa làm tốt vai trò, chức

năng, nhiệm vụ của mình (một số chỉ tiêu chưa có). Thống kê cấp xã chưa được quan tâm đúng tầm (do UBND xã tự thực hiện), nhưng ngân sách xã rất hạn chế. Thống kê cấp sở chưa có đơn vị riêng độc lập, thậm chí nhiều sở không có cả bộ phận thống kê. Tổ chức thống kê ở doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự quan tâm của chủ doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của thống kê làm chưa tốt (phân tích và dự báo). Thực tế một số lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan âm tới công tác thống kê (không có kế hoạch, không có tổng kết, không đôn đốc). Phối hợp thống kê nói chung còn rất yếu, chỉ ở dạng phân công, chưa quy định cụ thể và chi tiết, chưa có chế tài trong phối hợp ở mọi cấp, mọi phương diện của TKVN, nên mới để chênh lêch số liệu, trùng chéo và thiếu thông tin. Chưa có quy định chức năng, nhiệm vụ của từng vị trì công tác. Chưa có Hội đồng thống kê quốc gia để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người sản xuất số

liệu với người sử dụng số liệu thống kê, giữa nhu cầu với khả năng đáp ứng số

liệu và chưa có diễn đàn trao đổi giữa người sản xuất số liệu với người sử dụng số liệu.

(3) Chất lượng số liệu (theo khung đánh giá chất lượng số liệu của IMF) (a)Những mặt được:

Những yêu cầu tiên quyết của chất lượng: Môi trường pháp lý và thể chế đã có Luật Thống kê và các văn bản có liên quan. Các nguồn lực đã đảm bảo cơ bản về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật theo cơ chế phân bổ kinh phí từ

ngân sách nhà nước. Tính phù hợp đã đảm bảo được đối với một số lĩnh vực và cho một số đối tượng. Quản lý khác về chất lượng đã được quan tâm trong những năm gần đây.

Bảo đảm tính thống nhất: Tính chuyên môn đã có ở một số lĩnh vực. Tính minh bạch đã được quy định trong một số văn bản và giới thiệu trên các

ấn phẩm. Tiêu chuẩn đạo đức đã được quy định trong Luật Thống kê.

Có phương pháp luận đúng đắn: Các định nghĩa và khái niệm một số chỉ

tiêu chủ yếu đã được công khai trong niên giám thống kê hàng năm và trên web của TCTK. Phân loại/phân ngành chủ yếu đã theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Tính chính xác và độ tin cậy của số liệu: Số liệu nguồn từ các chếđộ báo cáo, điều tra, hồ sơ ghi chép hành chính; đánh giá số liệu nguồn đảm bảo yêu cầu ở một số lĩnh vực thống kê. Các kỹ thuật thống kê đã được sử dụng ở hầu

hết các lĩnh vực. Tính hợp lệ của các số liệu trung gian và các đầu ra thống kê

đã có một số quy định về biểu trung gian. Nghiên cứu sửa đổi số liệu đã được thực hiện.

Khả năng hữu dụng: Tính định kỳ, kịp thời, tính thống nhất đã đảm bảo

ở nhiều chỉ tiêu. Chính sách và thực hiện hiệu chỉnh số liệu đã thực hiện trước khi công bố lần đầu.

Số liệu có thể tiếp cận được: Số liệu được công bố dưới các hình thức khác nhau, các dạng sản phẩm thống kê khác nhau. Tiếp cận được với siêu dữ

liệu (metadata) trong một sốấn phẩm và trang web; hỗ trợ cho người dùng tin

đã được thực hiện đáng kể. (b) Những mặt hạn chế:

Điều kiện tiên quyết của chất lượng số liệu: Môi trường pháp lý chưa đủ, chưa theo kịp sự phát triển chung; Luật Thống kê còn bộc lộ một số bất cập; chưa có chính sách phổ biến số liệu, cơ chế phối hợp và chia sẻ còn yếu, tính

độc lập của TK bị vi phạm vì chủ nghĩa thành tích; quy định bảo mật thiếu minh bạch; chấp hành luật chưa nghiêm; chưa có cơ chế, diễn đàn trao đổi giữa người SX và sử dụng số liệu; chưa có cơ chếđể TCTK truy cập vào dữ liệu TK các bộ, ngành. Các nguồn lực cho hoạt động thống kê còn hạn chế (kinh phí chưa tương xứng với yêu cầu hoạt động, phân bổ kinh phí còn cứng nhắc nên khó mở rộng mẫu, khó theo kịp thời giá, không dành kinh phí cho công tác phân tích và phổ biến số liệu; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, chất lượng thấp, không đồng đều giữa các đơn vị, bộ ngành, giữa các thế hệ công chức, lãnh đạo...; Cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, không đồng đều; chưa có biện pháp quản lý đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; Nắm bắt nhu cầu của người sử dụng chưa làm được thường xuyên, chưa bao quát hết các đối tượng, chưa làm được cụ thể cho từng loại thông tin, lĩnh vực, số liệu; việc tham vấn người dùng tin để xác định nhu cầu số liệu thống kê mới, hay nhu cầu mới về

số liệu thống kê hiện có chưa được thực hiện thường xuyên, và khi cung cấp số

liệu cho người sử dụng cũng chưa đáp ứng hết đầy đủ các yêu cầu của họ, nhất là số liệu về tài chính và ngân hàng; Quan hệ giữa người sản xuất thông tin và người sử dụng thông tin gần như chưa được thiết lập, nhiều người dùng tin chưa biết cách tìm kiếm, khai thác, hoặc chưa hiểu rõ các khái niệm định nghĩa của các chỉ tiêu thống kê nên bị hạn chế sử dụng; chưa có quy chế giám sát

chất lượng, mới chỉ có giám sát điều tra; ít có các đánh giá độc lập về chất lượng số liệu, chưa đưa vào trong qui trình lập kế hoạch công tác của các đơn vị sản xuất số liệu về cải tiến chất lượng số liệu, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ

người dùng tin.

Đảm bảo tính thống nhất của số liệu: Tính chuyên môn chưa tốt (vì để

chênh lệch số liệu nhiều năm), còn bất cập ở các khâu chọn mẫu điều tra thống kê; đôi khi còn có sự can thiệp chủ quan vào số liệu; chưa có chính sách hoặc phương án để xử lý các trường hợp hiểu sai, sử dụng không đúng số liệu thống kê; còn một số thống kê chuyên ngành chưa tiếp cận được theo hướng chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ: Vốn đầu tư XDCB, vận tải... TCTK chưa có

được dàn mẫu chủ cho các cuộc điều tra mẫu về kinh tế; thẩm định các cuộc

điều tra của TCTK đối với các bộ ngành còn chưa nghiêm túc. Tính minh bạch chưa cao, qui trình tổ chức tính toán không thống nhất và đồng bộ giữa trung

ương và địa phương; phương pháp và nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu cho cả nước và cho tỉnh, thành phố chưa công khai, minh bạch, thiếu sự giám sát lẫn nhau; chưa công khai việc nội bộ các cơ quan chính phủ được tiếp cận số

liệu thống kê trước khi công bố; TCTK hầu như chưa có giải thích cho những ý kiến, dư luận chưa thỏa đáng về phương pháp tính; còn ít có các giải thích, công bố công khai những điều chỉnh khi có sự chênh lệch giữa số liệu hàng năm và số tổng điều tra, giữa trung ương và địa phương. Vẫn còn nhiều đối tượng sử dụng tin không nắm được những thông tin nào hiện đang được thu thập, phương pháp thu thập và tính toán các chỉ tiêu cũng như kỳ cung cấp số

liệu. Chưa định kỳ nhắc lại cho cán bộ nhớ về các tiêu chuẩn đạo đức nghề

nghiệp thông qua các hình thức chính thức như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thông báo đến các cán bộ, hoặc bằng cách yêu cầu cán bộ xác nhận định kỳ về

các hành vi đạo đức của mình. vẫn chưa có ý niệm về việc xây dựng bộ tài liệu về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thống kê.

Phương pháp luận: Một số khái niệm, định nghĩa chưa tuân thủ chuẩn mực quốc tế; một số chỉ tiêu chưa đảm bảo đủ phạm vi (ví dụ: GDP thiếu lao

động ngoài nước, báu vật quốc gia...); một số phân loại vẫn chưa theo chuẩn quốc tế và khu vực; cần nâng cao hơn nữa chếđộ ghi chép ban đầu.

Tính chính xác và độ tin cậy còn hạn chế như: Chưa công bố các thông số mẫu (sai số mẫu, độ tin cậy, phương sai...) của nhiều cuộc điều tra mẫu.

GDP quý chưa khớp với GDP năm; GDP tính theo phương pháp sản xuất là chủ yếu. Kết quả điều tra định ký năm còn một số bất cập. Hồ sơ ghi chép ngoài tầm kiểm soát của thống kê. báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, thành phố

còn ít ăn khớp với số liệu của TCTK. Chưa xây dựng được qui trình biên soạn số liệu áp dụng thống nhất, chính thức cho những người sản xuất số liệu. TCTK chưa kiểm soát được các biểu trung gian ở các Cục Thống kê tỉnh, thành phố. Chưa có các nghiên cứu chuyên về hiệu chỉnh số liệu có tính định kỳ.

Tính hữu dụng của số liệu: Một số chỉ tiêu không đảm bảo tính định kỳ, tính kịp thời và thống nhất. Chưa có chính sách, quy chế hiệu chỉnh số liệu, chưa được thông báo và giải thích sửa đổi số liệu như thế nào; sau khi công bố

lần đầu thì rất ít hiệu chỉnh số liệu, và nếu có thì cũng không theo định kỳ. Số liệu có thể tiếp cận được: Nhiều người có nhu cầu số liệu vi mô nhưng không tiếp cận được. Siêu dữ liệu chưa được đầy đủ cho tất cả các chỉ

tiêu. Nhiều người có nhu cầu số liệu nhưng không biết tiếp cận được ở đâu; chưa có các tài liệu để hướng dẫn cách thức cho người sử dụng số liệu. Chưa có đơn vị nào bố trí cán bộ chuyên theo dõi, tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến của người dùng tin; hoạt động quảng bá còn yếu; Nhiều sản phẩm và dịch vụ thống kê không có giá.

(4) Chính sách phổ biến thông tin và nhu cầu của người dùng tin

(a) Những mặt được: Đối tượng thông tin được mở rộng hơn kể cả trong nước và quốc tế. Lượng thông tin phổ biến tới các đối tượng nhiều hơn. Sản phẩm thông tin nhiều hơn, hình thức phổ biến thông tin được đổi mới hơn.

(b) Những hạn chế: Chưa tạo lập được hệ thống thông tin thống kê quốc gia

đồng bộ và hiệu quả. Số lượng và chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế, đối tượng được thông tin còn hạn hẹp. Sản phẩm và hình thức phổ biến thông tin chưa đa dạng; chính sách và cơ chế phổ biến thông tin chậm được ban hành. Chưa xác định được lý do tại sao chính sách phổ biến thông tin đã được nghiên cứu từ lâu mà vẫn chưa được ban hành. Ngành Thống kê chưa thấy hết trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê bình đẳng tới mọi đối tượng dùng tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Người sử dụng thông tin cũng chưa thấy hết vai trò quan trọng và tính pháp lý của thông tin thống kê nên nhu cầu sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)