Bối cảnh quốc tế và trong nướ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 43)

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển cả về qui mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế… Đứng trước xu hướng phát triển của thế giới, ngay từ năm 1999, cộng đồng quốc tếđã thành lập Cơ quan Hợp tác Phát triển Thống kê thế kỷ 21 (PARIS21)4 với mục đích khuyến nghị và hỗ

trợ cơ quan thống kê các nước xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thống kê quốc gia. Năm 2009, PARIS21 đã tổ chức Hội nghị toàn thể với trên 150 cơ quan Thống kê quốc gia và các tổ chức quốc tế tham dự, nhằm xây dựng năng lực phát triển bền vững và cơ chế phối hợp hiệu quả trong hệ thống thống kê quốc gia. Khóa họp thứ 41 của Ủy ban Thống kê LHQ được tổ chức vào trung tuần tháng 2/2010 tại New York đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng của hoạt động thống kê, như tính hiệu quả và độc lập của hệ thống thống kê quốc gia; khuôn khổ bảo đảm chất lượng thông tin thống kê; chương trình so sánh quốc tế; thống kê môi trường và tài khoản môi trường; các chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)… Điều đó đòi hỏi cơ quan thống kê của các quốc gia phải chủ động tranh thủ thời cơ, tích cực đổi mới, nâng cao năng lực hoạt

động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê một cách kịp thời,

đầy đủ, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.

Nước ta bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa và hội nhập, với vị thế quốc tếđã nâng cao rõ rệt, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và được xếp vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị

trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. 10 năm tới, việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, hội nhập quốc tế sẽ làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội. Thống kê với vai trò là công cụ quản lý sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong việc đo lường, phản ánh thực trạng và dự báo xu hướng phát triển kinh tế

- xã hội trong nước và quốc tế.

Đứng trước bối cảnh quốc tế và trong nước, đòi hỏi Thống kê Việt Nam phải có chiến lược phát triển dài hạn, nâng cao năng lực hoạt động và chất lượng dịch vụ mới có thểđáp ứng nhu cầu thông tin thống kê một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 43)