Phạm vi CLTK11-20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 27)

Trước khi tiến hành đánh giá thực trạng thống kê Việt Nam, cần xác định rõ phạm vi của Thống kê Việt Nam (TKVN) và ngành Thống kê. Theo nghiên cứu của chúng tôi, chưa có tài liệu nào đề cập đến phạm vi TKVN và ngành Thống kê. Chúng tôi đã tham vấn một số công chức (kể cả những người làm công tác thống kê), cho thấy có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng “TKVN và ngành Thống kê là một”; loại ý kiến thứ hai cho rằng “có những

điểm khác biệt, nhưng không chỉ ra được những điểm khác biệt giữa TKVN với ngành thống kê”.

Thuật ngữ “Thống kê Việt Nam” được sử dụng trong Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 [9], nhưng không giải thích rõ nội hàm của thuật ngữ này bao gồm những đối tượng nào. Thuật ngữ “Ngành Thống kê” cũng được sử dụng trong văn bản Định hướng phát triển thống kê Việt Nam

đến năm 2010 và trong các báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ hay trong tài liệu “Lịch sử ngành Thống kê”, nhưng cũng không nói rõ phạm vi, nội hàm của thuật ngữ này. Luật Thống kê (2003)[10], cũng không đưa ra các thuật ngữ nói trên, nhưng có đưa ra “Hệ thống thông tin thống kê” (Điều 7); Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước” (Điều 28), “Hệ thống tổ chức thống kê tập trung” (Điều 29), “Thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao” (Điều 30), “Thống kê xã, phường, thị trấn” (Điều 31), “Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp” (Điều 32) và chỉ rõ nội hàm của từng thuật ngữ này. Chẳng hạn “Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”; “Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương”...

Trên cơ sở nghiên cứu trên, chúng tôi làm rõ phạm vi của “Thống kê Việt Nam” và “Ngành Thống kê” như sau.

(1) Hệ thống tổ chức thống kê tập trung là Tổng cục Thống kê được tổ

chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bao gồm: Cơ quan Tổng cục Thống kê ở trung ương; Cục Thống kê ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thống kê; Chi cục Thống kê ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh [11].

(2) Thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Gọi chung là thống kê bộ, ngành).

Tuy Luật Thống kê và các văn bản pháp lý liên quan đều không đề cập

đến thống kê sở, ngành thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thống kê ban, ngành thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thống kê sở,ban, ngành địa phương). Có ý kiến cho rằng thống kê sở, ban ngành ở địa phương không thuộc hệ thống thống kê nhà nước. Theo nghiên cứu của đề tài, thống kê sở, ban, ngành ở địa phương thuộc hệ thống thống kê nhà nước, vì: Thống kê sở, ngành thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bộ phận cấu thành của thống kê bộ, ngành và thuộc bộ máy tổ chức của sở, ngành có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan tổ chức, quản lý công tác thống kê trong ngành, lĩnh vực phụ trách tại địa phương; tiến hành các hoạt

động thống kê, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Giám đốc Sở, Thủ

trưởng cơ quan, yêu cầu tổng hợp của Cục Thống kê tỉnh, thành phố và nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức và cá nhân khác theo qui định của Luật Thống kê. Tương tự, Thống kê ban, ngành ở huyện, quận, thị xã, thành phố

trực thuộc tỉnh, thành phố là bộ phận cấu thành của thống kê sở, ngành và thuộc bộ máy tổ chức của Ban, ngành ở huyện có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban, Thủ trưởng cơ quan tổ chức, quản lý công tác thống kê trong ngành, lĩnh vực phụ trách tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tiến hành các hoạt động thống kê, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Giám

đốc Ban, Thủ trưởng cơ quan, yêu cầu tổng hợp của Chi cục Thống kê cấp huyện và nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức và cá nhân khác theo qui

định của Luật Thống kê. Như vậy, những người thực hiện các hoạt động thống kê của sở, ban, ngành địa phương thuộc biên chế nhà nước. Hay nói khác, những thông tin thống kê do sở, ban, ngành ở địa phương sản xuất và công bố

là thông tin thống kê chính thức của nhà nước (Models of Statistical Systems) [6].

(3) Thống kê xã, phường, thị trấn, thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là thống kê cơ sở).

Ngành Thống kê chỉ bao gồm hợp phần (1) và (2) của TKVN nói trên. Như vậy, TKVN có phạm vi rộng hơn so với phạm vi ngành Thống kê. Khi nói

đến ngành Thông kê là nói đến Hệ thống thống kê Nhà nước, bao gồm, hệ

thống thống kê tập trung, thống kê bộ, ngành ở Trung ương và thống kê sở, ngành ở địa phương; khi nói đến TKVN là đề cập đến toàn bộ hệ thống Thống kê Việt Nam, bao gồm, ngành Thống kê và thống kê cơ sở.

CLTK11-20 có phạm vi bao phủ toàn bộ TKVN theo sơ đồ Hình 3 dưới

đây. Hình 3: Sơđồ phạm vi Thống kê Việt Nam 15 Hệthống Thống kê Việt Nam Tổng cục Thống kê Thống kê các Bộ, Tòa án ND tối cao Viện KSND tối cao Các Cục Thống kê tỉnh,TP Các Phòng TK huyện, quận Thống kê các Sở, ngành thuộc tỉnh, TP Thống kê các Ban, ngành huyện, quận Thống kê xã, phường Thống kê Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vịsựnghiệp,

Thng kê tp trung

Thng kê B, ngành

Thng kê cơ s

Hẹthống thống kê nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)