- Theo Luật BVMT năm 2005:
+ Tại Điều 38, Luật BVMT quy định trách nhiệm BVMT làng nghề cho UBND cấp tỉnh: “chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của làng nghề bằng các biện pháp: cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải tập trung; xây dựng khu tập kết chất thải rắn; quy hoạch cụm, KCN làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng ra khỏi khu dân cƣ”.
+ Tại Khoản 4 Điều 121 về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về BVMT của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã phân công: “Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và UBND cấp tỉnh để chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn”.
+ Tại Khoản 7 Điều 121 quy định: “Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và UBND cấp tỉnh để chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu
85
hạ tầng cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý CTR và nƣớc thải đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cƣ nông thôn tập trung”. + Tại Điều 126 về trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra BVMT thì Bộ trƣởng Bộ TN&MT và Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động BVMT theo quy định của Luật BVMT và các quy định khác của pháp luật về thanh tra.
- Theo các Nghị định của Chính phủ về phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ: + Tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT quy định “Bộ TN&MT có trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT” nói chung và BVMT làng nghề nói riêng.
+ Tại Khoản 23 Điều 2 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT quy định “Bộ NN&PTNT có trách nhiệm thanh tra, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, BVMT sinh thái, an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và làng nghề nông thôn”.
+ Tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thƣơng đã giao cho Bộ Công Thƣơng quản lý các cụm, điểm công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp ở địa phƣơng.
+ Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng không đề cập đến làng nghề, chỉ quy định trách nhiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị, KCN, KKT, khu công nghệ cao, bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải.
+ Theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/09/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Môi trƣờng nhƣ sau: “kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng tại các làng nghề; kiểm tra việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nƣớc về chất thải và nguồn gây ô nhiễm khác trên phạm vi cả nƣớc”.
86
Như vậy, về phân công trách nhiệm: quản lý các cơ sở sản xuất là “doanh nghiệp công nghiệp” thì do ngành Công Thƣơng; quản lý các cơ sở (trong đó có cả doanh nghiệp) “hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp” thì do ngành NN&PTNT. Các tổ chức, cá nhân “sản xuất nông nghiệp” thuộc trách nhiệm quản lý của ngành NN&PTNT.
Có thể nhận thấy sự chồng chéo về phân công trách nhiệm đối với “doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề tái chế, dệt nhuộm… không đƣợc giao cho ngành nào quản lý.
Trách nhiệm quản lý sản xuất phải gắn liền với trách nhiệm xử lý chất thải từ quá trình sản xuất và giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng từ quá trình sản xuất. Để thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, việc phân công trách nhiệm cần phải đƣợc xem xét lại cho phù hợp, không để tình trạng cùng là làng nghề, nhƣng nằm ở nông thôn và đô thị; cùng là làng nghề nhƣng sản xuất các sản phẩm khác nhau; cùng một nhóm đối tƣợng trên cùng một địa bàn (hộ thuần nông và hộ sản xuất nghề; hoặc hộ sản xuất nghề thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối và hộ sản xuất nghề thuộc các nhóm ngành nghề khác) mà lại thuộc hai Bộ/ngành quản lý khác nhau, vừa chồng chéo, khó thực hiện lại vừa lãng phí nguồn lực.
Riêng quy định về phân công trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT đối với đối tƣợng sản xuất trong làng nghề là chƣa rõ. Trên cùng một địa bàn làng nghề, nếu là doanh nghiệp công nghiệp thì thuộc trách nhiệm của ngành Công Thƣơng; hộ thuần nông, hộ sản xuất cá thể trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc ngành NN&PTNT; cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc ngành TN&MT. Nhƣ vậy, nhiều bộ/ngành đƣợc phân công nhƣ trên, nhƣng trên thực tế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về BVMT nói riêng tại các làng nghề là chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Theo các văn bản khác:
+ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về Phát triển
ngành nghề nông thôn có quy định một số nội dung liên quan đến trách nhiệm BVMT làng nghề nhƣ sau:
87
* Điều 5 về Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn: “Bộ NN&PTNT xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn của cả nƣớc. UBND cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn”.
* Điều 7 về Mặt bằng sản xuất có quy định: “UBND các cấp căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể, định hƣớng phát triển ngành nghề nông thôn đã đƣợc phê duyệt, lập quy hoạch xây dựng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất, BVMT, gắn sản xuất với tiêu thụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 20/04/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn có giao cho Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (trƣớc đây) nay là Bộ TN&MT và Bộ Khoa học
và Công nghệ, có trách nhiệm “tổ chức, chỉ đạo và dành nguồn kinh phí cần thiết trong kế hoạch hàng năm cho việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong ngành nghề nông thôn”; Bộ NN&PTNT có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. UBND
cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch chi tiết; xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất;
chỉ đạo bảo đảm vệ sinh môi trƣờng; thực hiện thanh tra, kiểm tra, hƣớng dẫn các cơ sở trong làng nghề chấp hành các quy định của pháp luật (trong đó có các quy định của pháp luật về BVMT).
Nhiều nội dung trong Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, cho đến thời điểm hiện nay vẫn rất có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, việc giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (trƣớc đây), nay là Bộ TN&MT “có trách nhiệm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong ngành nghề nông thôn” là chƣa phù hợp. Bộ TN&MT, theo phân công về chức năng, nhiệm vụ, chỉ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện. Việc tổ chức “giải quyết tình trạng ô nhiễm” phải do các ngành chủ quản và chính quyền địa phƣơng trực tiếp quản lý thực hiện thì mới phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật. Việc phân công trách nhiệm về “quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn” cho Bộ NN&PTNT lại không phù hợp với quy định tại Điều 121 Luật BVMT. Vì vậy, Quyết định này cần sớm đƣợc nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
88
Như vậy, ngoài các ngành trực tiếp quản lý làng nghề là NN&PTNT; Công Thƣơng; TN&MT; Công an, còn có một số ngành có liên quan khác nhƣ Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin, Truyền thông cũng đang tham gia vào công tác quản lý các làng nghề nói chung và môi trƣờng làng nghề nói riêng; Liên minh HTX Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam là hai tổ chức có liên quan trực tiếp và có các hoạt động tham gia vào công tác BVMT làng nghề nhƣ tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng mô hình xử lý chất thải… Tuy nhiên, cần có một ngành đƣợc phân công cụ thể, nhất quán để làm “đầu mối” quản lý các hoạt động phát triển làng nghề từ quy hoạch phát triển đến quản lý hoạt động và triển khai các nội dung về BVMT.