Nhóm giải pháp về nguồn lực

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 99)

- Bố trí cán bộ thuộc UBND cấp xã, đối với xã có làng nghề đƣợc công nhận, để hƣớng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về BVMT tại làng nghề.

- Đa dạng hóa đầu tƣ tài chính cho BVMT làng nghề, bố trí đủ kinh phí để triển khai các nhiệm vụ, dự án theo đúng lộ trình đề xuất nhằm tạo sự chuyển biến cả về nhận thức, hành động cũng nhƣ cải thiện tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề.

- Có các biện pháp để bổ sung, tăng cƣờng nguồn vốn hàng năm cho Quỹ BVMT Việt Nam; từng bƣớc để đƣa Quỹ BVMT Việt Nam trở thành một nguồn vốn quan trọng hàng đầu cho xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng ở những điểm, khu vực “nóng” và các làng nghề ở Việt Nam nhƣ kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới.

- Tăng cƣờng đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trƣờng làng nghề; giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về môi trƣờng trong cộng đồng tại các làng nghề.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý môi trƣờng làng nghề tiên tiến theo nguyên tắc chung là gọn nhẹ, hiệu quả và hiệu lực, nhƣ hình thành các Tổ chức tự quản về BVMT do UBND cấp xã thành lập và ban hành quy chế hoạt động, kinh phí

98

một phần do xã chỉ trả, còn phần lớn do các hộ sản xuất phải có trách nhiệm đóng góp. Tùy từng địa phƣơng, tùy từng loại sản xuất làng nghề mà có mô hình quản lý phù hợp, chú trọng vai trò và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng.

KẾT LUẬN

1. Cùng với thời gian và lịch sử phát triển của dân tộc, hoạt động sản xuất của các

làng nghề ở Việt Nam ngày càng phát triển và mang tính truyền thống. Sự phát triển này đã trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn Việt nam. Tính đến nay, trên phạm vi cả nƣớc đã có tới 3.355 làng nghề truyền thống và làng có nghề.

2. Các làng nghề truyền thống và làng có nghề ở nƣớc ta có sự phân bố không đều: tập trung nhiều nhất ở miền bắc, chiếm 60 – 70%. Trong đó, đồng bằng Sông Hồng khoảng 50%, tập trung ở Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định; ở miền Trung khoảng 23,6% và miền Nam chiếm 16,4%.

3. Về loại hình sản xuất làng nghề nƣớc ta cũng rất đa dạng, đƣợc phân thành 08

nhóm ngành nghề: Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm khoảng 37%; Nhóm làng nghề chế biến lƣơng thức, thực phẩm: chiếm 24%; Nhóm làng nghề dệt, nhuộm, thuộc da: chiếm 5%; Nhóm làng nghề gia công cơ kim khí: chiếm 4%; Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: chiếm 3%; Nhóm làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: chiếm 1%; Nhóm làng nghề tái chế chất thải: chiếm 1%; Nhóm các loại hình làng nghề khác: chiếm 24%.

4. Các làng nghề nƣớc ta vẫn phát triển ồ ạt, thiếu định hƣớng, các làng có nghề

phần lớn phát triển tự phát theo nhu cầu xã hội, theo lợi nhuận đang ngày càng mọc lên ở mọi miền thôn quê. Chính các làng có nghề này đang trở thành đối tƣợng gây ôn nhiễm môi trƣờng khá nghiêm trọng và tác động mạnh tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề có xu hƣớng ngày càng gia tăng và có tính trầm trọng hơn.

5. Các quy định về BVMT còn “đứng ngoài” làng nghề, dẫn đến, môi trƣờng làng

nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng tới đời sống, sức khỏe của ngƣời dân nông thôn không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn cả những vùng lân cận, thậm chí nhiều nơi, xung đột do ô nhiễm môi trƣờng đã nảy sinh, khiến đời sống xã hội nông thôn bị xáo trộn nghiêm trọng.

99

6. Phân công chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo giữa các ngành, địa phƣơng;

dẫn tới sự ỷ lại giữa các cấp chính quyền, và sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tham mƣu trong cùng một cấp. Bên cạnh đó, nguồn lực con ngƣời, kinh phí, trang thiết bị còn bị phân tán, dẫn tới hiệu quả thực sự hạn chế.

7. Các chính sách, đặc biệt là các chính sách về ƣu đãi, hỗ trợ còn chƣa sát, mang

tính chất hình thức, chƣa triển khai áp dụng đƣợc đối với các đối tƣợng trong làng nghề. Văn bản quy phạm pháp luật còn xa rời thực tế, công tác triển khai các công cụ quản lý BVMT tại làng nghề còn nhiều yếu kém; nhân lực và tài chính cho BVMT còn thiếu; công tác xã hội hóa BVMT làng nghề chƣa đƣợc triển khai cụ thể, chƣa huy động đƣợc nguồn lực cho BVMT làng nghề.

8. Công tác quy hoạch các khu/CCN tập trung cho làng nghề còn nhiều vấn đề tồn

tại và bất cập. Hầu hết các khu/CCN làng nghề chƣa có quy chế BVMT rõ ràng, phân lớn vẫn trong tình trạng chuyển cơ sở gây ô nhiễm từ làng truyền thống vào khu/CCN; Tại 1 số khu/cụm, các hộ sản xuất không chỉ di chuyển bộ phận sản xuất mà di chuyển cả gia đình; nhiều khu/CCN không có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn…

9. Để làm tốt công tác BVMT làng nghề, trong giai đoạn 2012 - 2015 cần đổi mới

và tăng cƣờng mạnh mẽ công tác BVMT trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc. Áp dụng đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, xóa bỏ các loại hình làng nghề chá hình và từng bƣớc cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn một cách bền vững. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án BVMT làng nghề Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến 2015 đã đƣợc dự thảo và đề xuất.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ TN&MT, 2008, Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt

Nam.

2. Bộ TN&MT, 2009, Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam.

3. Bộ TN&MT, 2010, Báo cáo môi trường quốc gia 2010 – Tổng quan môi trường Việt Nam.

4. Bộ TN&MT, 2011, Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn.

5. Bộ TN&MT, 10/2012, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

6. Bộ TN&MT, 12/2006, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra, khảo sát phục vụ việc

xây dựng dự án kiểm soát ô nhiễm các làng nghề 2006.

7. Bộ NN và PTNT, Đánh giá hiện trạng các ngành nghề phi nông nghiệp và định hướng phát triển đến năm 2010.

8. Bộ NN và PTNT, 1999, Ngành nghề nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ NN và PTNT, JICA, Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2004

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2011, Báo cáo tình hình bảo vệ môi trường tại

các khu kinh tế, làng nghề.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, 2011, Báo cáo tình hình bảo vệ môi trường tại

các khu kinh tế, làng nghề.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2011, Báo cáo tình hình bảo vệ môi trường tại các

khu kinh tế, làng nghề.

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Hƣng Yên, 2011, Báo cáo tình hình bảo vệ môi trường tại

các khu kinh tế, làng nghề.

14. Đặng Kim Chi, 4/2005, Làng nghề Việt Nam và vấn đề môi trường. Báo cáo tại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)