- Tại Trung ƣơng, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là “cơ quan đầu mối” trong quản lý việc phát triển làng nghề và các đối tƣợng sản xuất trong làng nghề. Đối với đơn vị đƣợc giao đầu mối, ngoài trách nhiệm quy hoạch, định hƣớng phát triển và quản lý sản xuất, còn có trách nhiệm chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các biện pháp xử lý các chất thải phát sinh từ sản xuất và bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng. Bộ Công Thƣơng quản lý các khu/cụm/điểm công nghiệp tập trung. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy chuẩn về BVMT; hƣớng dẫn, kiểm tra việc lập các hồ sơ, thủ tục về môi trƣờng; kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT; phát hiện các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phƣơng án xử lý; tổ chức thu phí về BVMT; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Bộ Công an có trách nhiệm điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Bộ
96
Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phổ biến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý môi trƣờng phù hợp với làng nghề.
- Ở địa phƣơng, giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý chỉ đạo quyết liệt các cấp chính quyền (trƣớc hết là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong hoạt động quản lý môi trƣờng làng nghề; tiếp tục đẩy mạnh công tác hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các làng nghề và có hình thức xử lý cƣơng quyết, triệt để, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành môi trƣờng và các ngành có liên quan khác ở địa phƣơng (đặc biệt là ngành điện, công an, thuế…) để áp dụng các hình thức cƣỡng chế, xử lý phù hợp đối với các cơ sở cố tình vi phạm các quy định của pháp luật (nhƣ cắt điện, cắt nƣớc, khống chế ra/vào cơ sở…).
- Di dời triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nằm trong khu dân cƣ ra các khu, cụm công nghiệp tập trung hoặc tạm dừng hoạt động cho đến khi có biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trƣờng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2016. Công tác quy hoạch cần đƣợc triển khai theo hai hƣớng sau đây:
+ Quy hoạch các khu/cụm công nghiệp nhỏ để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cƣ. Quy hoạch cần làm đồng bộ về hạ tầng cơ sở cũng nhƣ các hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, chất thải rắn; tiến hành ở những nơi có các điều kiện thuận lợi và ngành nghề phù hợp.
+ Quy hoạch tại chỗ: tập trung chủ yếu vào cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện về sinh môi trƣờng, lƣu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền. Hình thức này thƣờng thích hợp với các làng nghề cổ truyền thống, các làng nghề kết họp với dịch vụ du lịch.
Cũng có thể kết hợp cả hai loại hình quy hoạch tại một nơi. Vấn đề quyết định ở chỗ xác định đƣợc phƣơng án quy hoạch phù hợp với loại ngành nghề, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội và các yếu tố liên quan khác để bảo đảm tính hiệu quả cao.
- Tiếp tục phổ biến, hƣớng dẫn về sản xuất sạch hơn, áp dụng các công nghệ giảm thiểu môi trƣờng; nhân rộng các mô hình thu gom và xử lý chất thải hiệu quả, phù hợp với điều kiện làng nghề.
- Tăng cƣờng mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, mà đặc biệt là Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã,
97
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực thi các quy định của pháp luật về BVMT. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào giám sát công tác BVMT bằng việc yêu cầu mỗi làng nghề phải có Hƣơng ƣớc, trong đó có các điều khoản cam kết BVMT để cùng thực hiện.
- Khuyến khích hình thành các Hiệp hội ngành nghề nông thôn, các tổ chức Hợp tác xã, Tổ tự quản về bảo vệ môi trƣờng,… để tăng cƣờng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng thị trƣờng, nắm bắt văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến tuyên truyền, thậm chí, đại diện cho quyền lợi của các hộ sản xuất để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo vệ bản quyền của các sản phẩm truyền thống (nhƣ rƣợu Mẫu Sơn của ngƣời dân tộc Dao hiện nay đã đƣợc một Công ty TNHH thu mua, ủ, đóng chai, tiêu thụ và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa).
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng khẩn trƣơng xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý ô nhiễm môi trƣờng môi làng nghề vào
cuối năm 2011.