Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 41)

Thực hiện quyết định của Chính phủ, cùng với các Bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều công trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, thúc đẩy thị trƣờng tiêu thụ cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Do vậy, Hà Nội trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề nhất cả nƣớc, đặc biệt là những nghề, làng nghề truyền thống với bề dày phát triển hàng trăm năm.

Đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, việc xây dựng và triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề của UBND thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ đảm bảo phát triển làng nghề bền vững, an toàn về môi trƣờng sinh thái gắn kết với du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tại các làng nghề.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghề và làng nghề, có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng đối với cả nguồn nƣớc, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hàng ngày và ý thức BVMT của ngƣời dân chƣa tốt đã ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân.

Dƣới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, các Sở, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nói chung, trong đó có chất lƣợng môi trƣờng làng nghề. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các khu vực làng nghề vốn tồn tại từ nhiều năm nay nên chƣa thể giải quyết đƣợc trong một sớm, một chiều; do nhiều nguyên nhân khách quan, có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau:

40

- Các hộ sản xuất làm nghề phân tán trong làng nghề, các hộ đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, tự phát; việc sản xuất xen lẫn sinh hoạt gây nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Do nằm trong khu dân cƣ, việc thu gom và xử lý chất thải sản xuất rất khó khăn, hầu hết các CTR sản xuất đều đƣợc thải chung với cống thoát nƣớc thải sinh hoạt của làng không qua xử lý, sau đó đƣờng cống này lại đổ ra kênh mƣơng phục vụ cho mục đích tƣới tiêu.

- Trình độ công nghệ tại các làng nghề còn đơn giản, đôi khi còn lạc hậu, cần nhiều sức lao động với kỹ thuật thấp và ở nhiều mức độ khác nhau, nhƣng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ giới.

- Công tác quản lý về BVMT còn nhiều bất cập, chồng chéo, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hầu hết các xã không có cán bộ chuyên môn về môi trƣờng, chỉ có cán bộ kiêm nghiệm. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng dành cho công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT của các quận/huyện còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại các làng nghề. Công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức BVMT tại các làng nghề còn hạn chế.

- Nguồn vốn đầu tƣ cho xử lý môi trƣờng tại các làng nghề rất hạn chế do đặc thù của sản xuất làng nghề nguồn vốn nhỏ. Do vậy các hộ sản xuất trong làng nghề không đủ kinh phí để đầu tƣ các hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng của làng nghề. Trong khi chƣa có cơ chế thu hút các nguồn vốn khác, chƣa có nguồn quỹ riêng để phục vụ cho phát triển nghề, làng nghề.

- Hạ tầng làng nghề còn chƣa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nƣớc thải; trong khi việc nâng cấp của cơ sở hạ tầng đều theo hƣớng tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tại các làng nghề nhƣ hệ thống điện, đƣờng giao thông… chƣa chú trọng đến việc đầu tƣ xây dựng môi trƣờng hệ thống xử lý môi trƣờng để đảm bảo phát triển bền vững; các quy hoạch sản xuất làng nghề tập trung gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất quy hoạch…

- Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề còn thiếu, chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về làng nghề còn nhiều bất cập, chồng chéo. Mặc dù vấn đề bảo vệ môi trƣờng làng nghề đã đƣợc đề cập trong nhiều văn bản nhƣ Điều 38, Luật BVMT năm 2005 nhƣng hiện nay vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết thi hành những nội dung cụ thể.

41

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 41)