Điều tra tình hình dân sinh – kinh tế, khảo sát hiện trạng sản xuất chế biến tinh bột và môi trƣờng Tân Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý - tái sử dụng nước thải làng nghề chế biến tinh bột Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Tây (Trang 52)

biến tinh bột và môi trƣờng Tân Hòa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội

Xã Tân Hòa nằm ở phía Đông Nam huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), cách Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 365.7ha, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, có đường quốc lộ 80 đi qua.

- Phía Đông tiếp giáp với: Tân Phú thuộc huyện Quốc Oai - Phía Bắc giáp với Vân Côn - Hoài Đức

- Phía Tây giáp với Cộng Hòa

- Phía Nam giáp với Tiêm Phương, Mụng Châu - Chương Mỹ

Địa hình có dạng sống trâu, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, có một dải đất đỏ chạy dọc từ Bắc xuống Nam chia xã làm hai phía: phía Đông và phía Tây. Bao quanh xã là những kênh mương tiêu tưới. Địa hình có dạng cao ở bên trong càng ra phía rìa càng thấp. Nguồn nước mặt tương đối dồi dào nhờ các nguồn sông và hệ thống kênh mương thủy lợi đi qua (sông Đáy, hệ thống thủy lợi hồ Đồng Mô). Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt và nằm cánh mặt đất từ 12-15m là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân xã Tân Hòa.

Lúa chiếm tổng diện tích là:190 ha sản lượng đạt khoảng 5,6 tấn/ha. Trong đó, lúa mùa tổng diện tích là: 176,4 ha đạt khoảng 5,0 tấn/ha. Phần lớn đất được canh tác 02 vụ lúa với các giống: Q5, C70, Khang Dân, nếp 44. Chăn nuôi đàn gia súc tương đối lớn: lợn 4100 con, trâu bò 67 con

Xã Tân Hòa gồm có 9/10 thôn có nghề chế biến tinh bột. Tổng số dân trong toàn xã là 6219 người. Mật độ dân số là 1.713 người/km2. Số hộ chế biến tinh bột là 1223 hộ (5815 khẩu). Lao động tham gia chế biến tinh bột là 2469 người. Hiện trạng nghề chế biến tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột của xã Tân Hòa nói chung và thôn Thị Ngoại nói riêng thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình chế biến tinh bột tại xã Tân Hòa [1,2,9].

TT Thông số Đơn vị Nghề chế biến

Bột dong Miến dong

1 Số hộ sản xuất Hộ Bột dong Miến dong

2 Sản lượng trung bình Tấn/hộ/năm 496 431

3 Tổng sản lượng cả xã Tấn/năm 15.700 2698.2

4 Hình thức chế biến - Bán thủ công Bán thủ công

(số liệu thống kê tháng 6/2008)

Nghề sản xuất bột dong ở Tân Hoà có từ những năm 60, lúc đầu sản xuất hoàn toàn bằng thủ công như mài củ dong bằng tay, trung bình mỗi ngày 1 hộ sản xuất được 100-150 kg củ dong, tương đương 25-40 kg bột ướt. Đến nay, một số công đoạn đã được cơ giới hoá bằng các thiết bị đơn giản, tự chế tạo như nghiền củ, rửa bã, đánh bột, nhờ những cải tiến này, năng suất lao động cũng được tăng lên, trung bình mỗi ngày 1 hộ có thể sản xuất được 1.000-1.500 kg củ dong, tương đương từ 280-300 kg đến 420-450 kg bột ướt.

Thôn Thị Ngoại có 994 người (213 hộ), trong đó số hộ làm nghề chế biến tinh bột và sản phẩm từ tinh bột là 99 hộ, chiếm 46.5%. Quy mô, hình thức tổ chức sản xuất và hiện trạng công nghệ chế biến tinh bột cũng giống như tình hình chung của xã. Thời gian chế biến trong năm: Chế biến tinh bột là 120 ngày, chế biến miến dong là 300 ngày, chế biến bún bánh là 300 ngày.

Sản xuất miến dong mới đầu cũng hoàn toàn bằng thủ công, trung bình mỗi ngày 1 hộ chỉ sản xuất được 20-25 kg miến, đến nay 1 số khâu đã được cơ giới hoá

như đánh bột, ren miến, thái miến, năng suất tăng lên. Trung bình 1 ngày 1 gia đình sản xuất được 360 kg miến tương đương với 600 kg bột ướt.

Tổ chức sản xuất tại địa phương chủ yếu theo hộ gia đình. Từ năm 2002, số hộ chế biến tinh bột giảm nhưng quy mô sản xuất của từng hộ tăng lên 2 – 3 lần so với trước, trình độ sản xuất là thủ công nghiệp.

Bảng 2.2. Tình hình chế biến tinh bột tại thôn Thị Ngoại [1,2]

TT Nghề chế biến Số hộ chế biến Sản phẩm trung bình (tấn/hộ/ngày) Lượng sản phẩm trung bình(tấn/ngày) Tổng sản lượng (tấn/năm) 1 Bột dong 71 0.171 12.14 1457 2 Miến dong 15 0.1 1.5 450 3 Bún bánh 13 0.0164 0.21 64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý - tái sử dụng nước thải làng nghề chế biến tinh bột Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Tây (Trang 52)