Mục đích của việc giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trường. Với sự nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Giúp người dân có ý thức về môi trường và các ván đề liên quan, có thái độ và tình cảm bảo vệ lợi ích môi trường để họ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường .
- Trang bị cho người dân những kiến thức về môi trường chung và những vấn đề có liên quan, giúp họ có những trách nhiệm và thói quen cần thiết, để có các giải pháp cho vấn đề môi trường mà họ đang phải đối mặt.
Giáo dục môi trường giúp cho mọi người nhận thức được rằng môi trường làm việc và môi trường xung quanh cần được bảo vệ, trước hết là vì lợi ích của chính họ, sau nữa cần phải hiểu được rằng môi trường là tài sản quốc gia cần được bảo vệ, giữ gìn.
Giáo dục môi trường có thể tiến hành theo nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là dựa vào các phường tiện truyền thông đại chúng bằng cách cộng tác chặt chẽ báo chí và vô tuyến truyền hình, in những tấm áp phích lớn hoặc các ấn phẩm nhỏ (in tờ gấp, sách bỏ túi...), làm các bản in...
Đồng thời, nên tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để tạo điều kiện cho các cán bộ địa phương và nhân dân trong làng nắm được nội dung cơ bản của luật môi trường, nang cao nhận thức về môi trường sinh thái, từ đó sẽ tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn trong sản xuất, trong lao động.
Như vậy, việc chọn các công cụ tuyên truyền về môi trường rất phong phú, sẽ là điều kiện quyết định cho sự thành công, và phải coi như một việc làm có tính chiến lược. Vai trò truyền thông đại chúng (báo viết, đài phát thanh...) là thông tin đến quần chúng những sự kiện và tình trạng môi trường diễn ra ở nơi họ sống. Kinh nghiệm ở nhiều nước về giáo dục môi trường như ở Canada, Braxin hay ở Malayxia khẳng định rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có tiềm năng mạnh mẽ không chỉ thông tin cho người dân mà còn huy động quần chúng trong việc bảo vệ
Ngày nay, việc nâng cao dân trí về vấn đề môi trường ngày càng dựa vào các phương tiện tuyền thông đại chúng vì các phương tiện này đều có điều kiện tiếp cận với đông đảo quần chúng. Các bài báo, đặc biệt phương tiện truyền hình là các phương tiện thông tin hấp dẫn và rất hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Ngoài ra, cần đôn đốc và bắt buộc những người lao động trực tiếp trong các xưởng thực hiện quy định vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất cũng như môi trường xung quanh nhà xưởng. Đối với môi trường trong làng, cần phải tổ chức định kỳ các buổi vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét cống rãnh thoát nước với sự tham gia của tàon bộ nhân dân trong khu cực làng nghề nhằm đảm bảo đường giao thông và môi trường làng nghề được sạch sẽ, thông thoáng. Các buổi tổng vệ sinh này có thể tổ chức 1 hoặc 2 tuần 1 lần tuỳ theo lượng rác phát sinh và ý thức gĩư gìn vệ sinh môi trường của người dân cao đến đâu.