Ngoài các giải pháp kỹ thuật – công nghệ đã nêu ở trên, một giải pháp không kém phần quan trọng đó là các giải pháp quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường cho người dân.
* Giải pháp quy hoạch
- Đối với từng hộ gia đình sản xuất
Do trong quá trình sản xuất có nhiều nhân tố bất lợi như nóng và khí độc hại nên việc quy hoạch nhà xưởng hợp lý là điều cần thiết. Nhà xưởng cần có chiều cao hợp
lý và có bố trí cửa mái để thông thoáng, tạo hiệu quả thông gió tự nhiên tốt. Nừu có điều kiện có thể bố trí thêm quạt để thông gió cưỡng bức.
- Quy hoạch khu sản xuất - khu dân cƣ
Quy hoạch khu sản xuất tách ra khỏi khu dân cư là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề. Vì vậy nếu có điều kiện nên tổ chức quy hoạch đưa các cơ sở sản xuất tập trung về khu riêng. Khi đó sẽ có điều kiện để cải thiện môi trường làng nghề.
Việc lựa chọn khu sản xuất mới dựa vào các điều kiện: - Dựa vào quỹ đất hiện tại của điạ phương.
- Dựa vào các điều kiện kinh tế – kỹ thuật: cuối hướng gió chủ đạo so với khu dân cư, thuận tiện cho việc kinh doanh, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
* Giải pháp khác - Thu gom rác thải
Mỗi một xã nên thành lập bộ phận, tổ vệ sinh môi trường, được trang bị xe chở rác, dụng cụ lao động... Công việc của họ là thu gom, chở rác thải ra bãi rác của xã và nạo vét cống rãnh thoát nước.
Việc trả lương cho đội ngũ này được thu từ đóng góp của các hộ dân. ví dụ: 5000đ/tháng đối với hộ không sản xuất và 30000đ/tháng đối với các hộ sản xuất. Đồng thời UBND các xã cũng cần đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính cụ thể đối với những hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường.
- Bố trí bãi rác hợp vệ sinh
Trong điều kiện hiện tại của địa phương: Các loại rác thải sinh hoạt và sản xuất được xả thải bừa bãi ra môi trường như ở đưồng đi, bờ ao, mương. Vì vậy trứôc mắt đối với vấn đề này là phải lựa chọn, bố trí một bãi đổ rác hợp vệ sinh.
- Vệ sinh hệ thống thoát nƣớc
thải được đưa đến một khu riêng của bãi rác hoặc có thể tận dụng để bón cây hay lấp ao. Hệ thống mương rãnh thoát nước tốt nhất là có nắp đậy và phải được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng được quy mô phát triển của làng nghề.
- Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trƣờng
Trong làng nghề, cần có bộ phạn chuyên trách về môi trường và an toàn lao động nhằm giám sát và quản lý chất lượng môi trường, địa phương cần đưa ra các quy định về quản lý bảo vệ môi trường, các cán bộ kỹ thuật chuyên trách về môi trường sẽ giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và xử lý chất thải.
Để đảm bảo cho các hoạt động của làng nghề được bình thường, chính quyền địa phương cần phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của tỉnh. Cần xây dựng phương án kiểm tra chất lường môi trường làng nghề một cách hệ thống và duy trì đều đặn.
- Lập quỹ bảo vệ môi trƣờng
Để thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất đến môi trường cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Hơn nữa việc này còn có tác động đến tâm lý người sản xuất về vấn đề bảo vệ môi trường một cách thường xuyên.
Quỹ môi trường dùng để chi chủ yếu cho : chi phí cho việc mời tư vấn phổ biến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức môi trường, chi phí chi trồng cây xanh bảo vệ môi trường, chi phí cho việc vệ sinh môi trường làng nghề, chi phí cho việc kiểm tra giám sát chất lượng môi trường...