DEWATS hoạt động dựa trên cơ sở 4 hệ thống xử lý như sau: - Quá trình lắng và xử lý sơ cấp trong các ao/bể lắng
- Quá trình xử lý kỵ khí bậc 2 trong các bể lọc kỵ khí hoặc bể kỵ khí dòng hướng lên
- Quá trình xử lý kỵ khí/hiếu khí bậc 2 và bậc 3 qua các bãi lọc ngang trồng cây
- Quá trình xử lý kỵ khí/hiếu khí bậc 2 và bậc 3 trong các ao sinh học
Hình 2.2. Các module của DEWATS [8]
2.2.4. Ưu điểm
-Không yêu cầu xây dựng hệ thống cống nằm sâu dưới đất
-Có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ với tải trọng COD cao không hạn chế -Thích hợp với lưu lượng đầu vào không ổn định
-Không sử dụng năng lượng để xử lý. Công nghệ tin cậy, bền vững, bảo dưỡng ít -Công nghệ thân thiện với môi trường và nước thải sau khi xử lý có thể tái sử dụng an toàn để tưới cho các loại cây trồng.
-Mặt bằng khu xử lý có thể sử dụng cho các mục đích khác như trồng cây, khuôn viên cây xanh, công viên….
- Các chỉ số đầu ra đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt loại B của TCVN 5945:2005 dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu…
(Ghi chú: Chi phí trên không bao gồm chi phí xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải)
Một ví dụ
- Nước thải sinh hoạt có các chỉ tiêu như sau: Q = 50 m3/ngày đêm
COD = 576 mg/l BOD5 = 320 mg/l SS = 320mg/l
- Thiết kế hệ thống DEWATS để xử lý bao gồm: Bể lắng, Bể xử lý kỵ khí dòng hướng lên và Bể lọc kỵ khí. Kết quả xử lý như sau
Bảng 2.6. Các thông số kỹ thuật ví dụ[1] Các thông số Thông số TK Bể lắng Bể xl kỵ khí dòng hƣớng lên Bể lọc kỵ khí Lưu lượng 50 (m3/ng.đ) 50 (m3/ng.đ) 50 (m3/ng.đ) 50 (m3/ng.đ)
Thời gian lưu 1,5h 11h 22h
COD 576 (mg/l) 389(mg/l) 183(mg/l) 69(mg/l) % chuyển hóa 32% 53% 62% BOD5 320(mg/l) 211(mg/l) 90(mg/l) 29(mg/l) % chuyển hóa 34% 57% 68% SS 320(mg/l) 210(mg/l) 80,5(mg/l) 25(mg/l) % chuyển hóa 34% 62% 69%
Các chỉ số đầu ra đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt loại B của TCVN 5945:1995 dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu…
Giá thành xây dựng: 4,5 triệu/m3 công xuất xử lý
Công nghệ này hiện được kết hợp với công nghệ xử lý nước thải được tổ chức nghiên cứu quốc tế Bremen (BORDA), CHLB Đức nghiên cứu phát triển và đã
được ứng dụng vào việc xử lý nước thải khu dân cư, bệnh viện, làng nghề, khu công nghiệp tại nhiều nước. Hiện tại, có khoảng 500 hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ này đang hoạt động trên thế giới, tập chung ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Công nghệ xử lý nước thải kết hợp này dựa trên nguyên tắc chi phí bảo dưỡng thấp vì hầu hết những phần quan trọng của hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ này hoạt động mà không cần cung cấp năng lượng và hoá chất. Bên cạnh đó, tất cả các vật liệu sử dụng trong xây dựng đều sẵn có ở địa phương nên chi phí xây dựng thấp. Một ưu điểm nữa của công nghệ xử lý nước thải phân tán là chi phí đầu tư ban đầu thấp vì không cần nhập khẩu thiết bị, trong khi đó vẫn đảm bảo xử lý hiệu quả với chi phí bảo dưỡng thấp, rất phù hợp cho vùng nông thôn, đồng thời tạo cảnh quan môi trường đẹp.
Như vậy, ta có thể thấy là đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về xử lý nước thải nói chung, nước thải tinh bột và các loại có cùng tính chất nói riêng và đã cho các kết quả tích cực. Công nghệ xử lý nước thải DEWATS rõ ràng là thích hợp để áp dụng cho xử lý nước thải của làng nghề chế biến tinh bột ở Tân Hòa do nó phù hợp với các nước đang phát triển vùng khí hậu nhiệt đới, chi phí xây dựng và bảo dưỡng thấp, không yêu cầu kỹ năng vận hành cao, hầu như không phải dùng tới năng lượng và hóa chất trong quá trình xử lý, tận dụng được nguyên liệu tại chỗ và có khả năng tái sử dụng nước thải sau khi được xử lý đi ra từ hệ thống cho việc tưới sản xuất nông nghiệp. Theo các tác giả Nguyễn Thế Truyền, Lê Thị Kim Cúc[8], năng suất lúa tăng từ 8 – 10% khi được tưới nước tái sử dụng từ hệ thống xử lý DEWATS so với mẫu đối chứng.