Điều kiện vệ sinh môi trường thôn Thị Ngoại – xã Tân Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý - tái sử dụng nước thải làng nghề chế biến tinh bột Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Tây (Trang 57)

a) Nƣớc sinh hoạt và chế biến

Nước dùng cho sinh hoạt và chế biến đều sử dụng từ các giếng khơi và giếng khoan không qua lọc. Giếng khơi có độ sâu 3 – 5m nên thường bị nhiễm bẩn do nước thải từ bề mặt ngấm xuống. Hầu hết các chỉ tiêu khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Giếng khoan có độ sâu 15 – 20m nước trong, chất lượng nước tương đối tốt, hàm lượng các chất vô cơ hòa tan trong nước giếng khoan đều thấp hơn so với nước giếng khơi, nước giếng khoan không bị nhiễm E.Coli.

b) Nƣớc thải sinh hoạt và chế biến

Kết quả điều tra khảo sát và đo đạc tại hiện trường cho thấy: Tổng lượng nước thải là 504(m3/ngày), trong đó: nước thải chế biến là 415 (m3/ngày), nước thải sinh hoạt là 89 (m3/ngđ)..Tất cả lượng nước thải đều chưa được xử lý và tái sử dụng lại cho nông nghiệp.

Bảng 2.4. Khối lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và chế biến tinh bột thôn Thị Ngoại [1,2]

TT Nhóm hộ Số hộ Nước thải chế biến Nước thải sinh hoạt Tổng lượng nước thải (m3/ngày)

(m3/ngày) (m3/ngđ) (%) 1 Bột dong 71 5.0 0.6 398 (78.9) 2 Miến dong 15 3.65 0.8 67 (13.0) 3 Chế biến khác 40 0.12 0.28 16 (3.3) 4 Thuần nông 87 0 0.26 23 (4.8) Tổng cộng 213 504 (100)

Thành phần nƣớc thải chế biến: Kết quả phân tích mẫu nước thải lấy tại các vị trí khác nhau trên tuyến tiêu thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 2.5. Đặc điểm và thành phần nƣớc thải

TT Số mẫu pH SS

(mg/l) Chất tổng số (mg/l) N P K (mg/l) COD BOD(mg/l) 5 (MPN/100mlColiform )

1 M1 2,7 0,590 28,0 Vết 52,78 1.536 783,4 23.000 2 M2 6,45 0,385 112,0 6,29 42,31 160,9 82,1 >1.600.000 3 M4 6,85 1.740 265,8 6,69 68,09 480,4 288,0 >60.000.000 4 M5 7,2 0,063 266,8 2,39 39,0 44,55 28,6 >1.600.000 5 M6 7,1 0,103 33,8 1,88 37,57 48,0 33,6 >100.000 6 M7 5,05 2.006 104,2 7,41 72,15 22,72 14,1 >100.000

Ghi chú:

- M1: Nƣớc tẩy bột - M6: Nƣớc đầu kênh tƣới

- M2: Nƣớc thải sinh hoạt - M7: Nƣớc thải sản xuất bột tƣơi - M4: Nƣớc thải cuối rãnh 2 - M8: Nƣớc thải sinh hoạt

- M5: Nƣớc kênh tiêu cuối thôn - M10: Nƣớc thải cuối rãnh 3

Kết quả cho thấychất lượng nước thải tại hộ sản xuất tinh bột có giá trị pH thấp là do quá trình thủy phân các chất hữu cơ gây ra. Hàm lượng chất lơ lửng cao, giá trị COD, BOD5 cũng rất cao. Hàm lượng Coliform tổng số vượt quá 100000 MPN/100ml. Các thông số này vượt tiêu chuẩn nước loại B – TCVN-5945-2005 nhiều lần.

Bên cạnh các chất gây ô nhiễm, nước thải chế biến còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hàm lượng đạm tổng số từ 28 – 276 mg/l, lân tổng số từ 4.17 – 5.36 mg/l, kali tổng số từ 34.89 – 38.52 mg/l….

c) Chất thải rắn.

Rác thải sinh hoạt: Kết quả điều tra cho thấy lượng rác thải ở các hộ chế biến tinh bột là 0.82kg/hộ/ngđ, các hộ chế biến miến dong là 0.96 kg/hộ/ngđ, các hộ chế biến khác là 1.25 kg/hộ/ngđ. Tổng lượng rác thải trong cả thôn là 0.23 tấn/ngđ. Số rác thải sinh hoạt này địa phương vẫn chưa có giải pháp để thu gom và xử lý.

Bã thải chế biến: Khi chế biến 1 tấn bột dong đã thải ra 1.552kg bã, trung bình mỗi ngày 1 hộ sản xuất bột dong thải ra 480kg bã thải và lượng bã thải trong toàn thôn là 34.75 tấn/ngđ. Trong đó 24.9% lượng bã thải được phơi khô để làm chất đốt, số còn lại để chất đống ven các đường làng gần khu dân cư.

Chất thải chăn nuôi: là nguồn gây ô nhiễm lớn. Tập quán sản xuất nông nghiệp là không dùng phân hữu cơ, chăn nuôi không dùng chất độn chuồng, phân gia súc được rửa trôi ra hệ thống cống rãnh chung. Chính vì vậy hệ thống cồng rãnh và ao hồ nhanh chóng bị bồi lấp và mất khả năng tự làm sạch. Bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn hầu hết được sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi lợn, trong bã sắn có cả thành phần axit xyanhydric và cyanua, chất này đôi khi có gây độc tố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý - tái sử dụng nước thải làng nghề chế biến tinh bột Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Tây (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)