Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho vùng chế biến tinh bột cần dựa trên các cơ sở sau:
- Điều kiện sản xuất, tình hình kinh tế xã hội, phương hướng qui hoạch sử dụng đất ở làng nghề, khu vực nghiên cứu,
- Nguồn gốc các loại nước thải, lượng nước thải phát sinh, - Thành phần và tính chất nước thải,
- Đặc điểm của các nguồn tiếp nhận nước thải,
- Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng cung cấp thiết bị, - Các điều kiện tự nhiên môi trường khác của địa phương.
Từ các cơ sở trên, phương án công nghệ được đề xuất lựa và chọn theo các tiêu chí như:
- Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý có thể dùng cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,
- Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định, vốn đầu tư và chi phí quản lý phù hợp,
- Công nghệ xử lý có khả năng tận thu, tái chế, tái sử dụng các nguồn chất thải như năng lượng, phân bón,….
Căn cứ vào đặc điểm công nghệ chế biến, hình thức tổ chức sản xuất chế biến tinh bột tại địa phương, cần cân nhắc một số đặc điểm khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải:
- Tổ chức sản xuất chế biến manh mún với quy mô hộ gia đình và tổ hợp sản xuất là chủ yếu, các cơ sở sản xuất chế biến phân bố xen kẽ trong các khu dân cư nên nguồn thải phân tán. Vì vậy, áp dụng những kết quả nghiên cứu, công nghệ hiện đại cho các vùng này là không thích hợp.
- Công nghệ chế biến là thủ công nghiệp, thiết bị máy móc chế biến cũ, khu vực chế biến thường không được quy hoạch hợp lý nên áp dụng công nghệ sản xuất
sạch, tuần hoàn nước cấp để giảm nguồn phát thải, tái sử dụng chất thải phục vụ nông nghiệp chưa được quan tâm.
- Hệ thống tiêu thoát nước thải ở khu vực nghiên cứu thường là rãnh hở, hoặc bị hỏng, xây dựng chưa được hoàn chỉnh; nước thải thông thường là hỗn hợp của nước thải sản xuất và các loại khác như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi.
- Diện tích đất canh tác, ao hồ chiếm tỷ lệ thấp và phân bố gần khu dân cư. Căn cứ vào thành phần, tính chất nước thải của khu vực được nghiên cứu, cho thấy:
- Lượng nước thải chế biến tinh bột khá lớn nên có ảnh hưởng đáng kể đến khối tích của công trình xử lý. Hàm lượng cặn lơ lửng, chỉ số BOD5 và COD rất lớn. Tỷ số BOD5/COD thường > 0.65 cho thấy áp dụng công nghệ xử lý sinh học là hiệu quả.
- Chỉ số DO và pH thấp là điều kiện bất lợi đối với việc tái sử dụng nước thải để tưới.
Căn cứ vào kinh nghiệm của thế giới và trong nước về xử lý chất thải chế biến tinh bột, phương pháp xử lý nước thải chế biến tinh bột thường được sử dụng là
- Hầu hết các nhà máy sản xuất tinh bột trên thế giới đều xử lý nước thải bằng một loạt các ao kỵ khí và tùy tiện. Nước thải chế biến tinh bột có thể được xử lý bằng các phương pháp như phân hủy kỵ khí, quá trình bùn hoạt tính và hồ ôxy hóa[3].
- Phương pháp xử lý sử dụng hồ kỵ khí kết hợp với giai đoạn hiếu khí cuối cùng là phương pháp đơn giản nhất và giá thành rẻ nhất[4].
- Phương pháp xử lý sử dụng hồ ôxy hóa với giá thành hạ nhưng cũng cần diện tích đất khá rộng, hiệu quả xử lý BOD là 80 – 90%[5].
- Nếu sử dụng các đầm, ao hiếu khí thì hiệu quả khử BOD khá cao ( 80 – 85%), giảm thời gian lưu nước và giảm diện tích đất sử dụng nhưng cần xử lý trước bằng các ao kỵ khí[3].
thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi….; khu vực này kinh tế kém phát triển, do vậy công nghệ xử lý nước thải phù hợp phải là loại hình có quy mô nhỏ, đơn giản về vận hành và quản lý, phân tán chất thải để xử lý và tăng trách nhiệm của các hộ gia đình sản xuất đối với vấn đề bảo vệ môi trường.