Xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đang trở thành xu thế khách quan đối với mọi quốc gia. Xu thế này đang làm cho nền kinh tế thế giới tiến tới nhất thể hóa thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi nền kinh tế của quốc gia là một bộ phận không thể tách rời. Quốc gia nào có quan điểm, chính sách tham gia vào quá trình này một cách thích hợp thì sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển. Ngược lại quốc gia nào đứng ngoài xu thế này thì sẽ có nguy cơ bị cô lập, tụt hậu. Điều đó đang đòi hỏi các quốc gia phải liên tục cải cách, liên tục điều chỉnh, đổi mới theo các nguyên tắc, luật pháp

65

và thông lệ quốc tế mới có thể thích ứng được và hội nhập có hiệu quả hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta hiện nay không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đã được thể hiện thành những quan điểm, chủ trương trong các Nghị quyết của Đảng về mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không phân biệt chế độ chính trị và cùng nhau phát triển kinh tế. Đến nay nước ta đã và đang quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, tham gia vào nhiều diễn đàn và tổ chức quốc tế với nhiều cấp độ khác nhau như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Từ xu thế chung của kinh tế thế giới về toàn cầu hóa và những kinh nghiệm của các nước nhất là kinh nghiệm cải cách, mở cửa của Trung Quốc, Nhà nước ta đang thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế với tính cách là một bộ phận không thể tách rời với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc và mục tiêu của việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta hiện nay thích ứng với bối cảnh và điều kiện mới. Cụ thể là :

- Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập. Bởi mục tiêu của hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là con đường nâng cao vai trò độc lập tự chủ về kinh tế của đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhưng không vì thế mà nóng vội, chủ quan tiến hành hội nhập bằng mọi giá khi điều kiện của mình chưa cho phép, cũng như sự cân nhắc quá tỉ mỉ, chậm trễ mà bỏ lỡ thời cơ trong quá trình hội nhập. Vì vậy, một mặt Nhà nước có “chính sách riêng” để tham gia vào quá trình hội nhập, mặt khác Nhà nước thực hiện chính sách “mềm dẻo” phù hợp với

66

luật pháp, thông lệ, cam kết quốc tế và thích ứng với điều kiện của quốc gia trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.

- Vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát huy có hiệu quả chức năng kinh tế của Nhà nước thích ứng với yêu cầu hội nhập là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho thị trường phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó, đồng thời Nhà nước là “người bảo vệ”, là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Do vậy, Nhà nước cần hoàn chỉnh khung khổ luật pháp, thể chế, hình thành hệ thống doanh nghiệp mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế và tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại.

- Việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay không thể xuất phát từ những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế mà phải trở thành chính sách chủ động, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cần giải quyết mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa: Hội nhập kinh tế là con đường đúng đắn phù hợp để tiếp cận các nền kinh tế phát triển, tiếp nhận chuyển giao khoa học và công nghệ hiện đại, thu hút nguồn lực xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến nhằm tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện đó, mở cửa, hội nhập không mâu thuẫn với định hướng chủ nghĩa xã hội mà tạo điều kiện hình thành nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, chỉ riêng hội nhập kinh tế tự nó không mang lại chủ nghĩa xã hội, vì để có chủ nghĩa xã hội không chỉ cần có khoa học và công nghệ hiện đại, mà phải có lực lượng sản xuất tiên tiến và cả hệ thống các quan hệ sản xuất phù hợp, huy động được các nguồn lực của xã hội. Hội nhập cũng tạo điều kiện để khai thác và phát huy vai trò các yếu tố đó trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế hiện đại. Vì vậy, để xây dựng và

67

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần thiết phải mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trong hội nhập kinh tế, cần tiến hành cải cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế để bắt kịp với các xu hướng phát triển của thế giới. Do vậy, hình thành hệ thống kinh tế thị trường ở nước ta tôn trọng các cam kết quốc tế, lấy chuẩn mực quốc tế làm cơ sở để xây dựng chiến lược hội nhập, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng phát triển, giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Những yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế về cơ bản phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước ta, với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội. Trong thời gian hiện nay để có thể xây dựng các biện pháp vừa đảm bảo thực hiện đúng các thỏa thuận, cam kết quốc tế, vừa cải cách thể chế, chính sách một cách hiệu quả, theo chúng tôi Nhà nước cần phải xúc tiến xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Có như vậy, Việt Nam mới chủ động trong hội nhập và hội nhập mới thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)