Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Trong thời kỳ đầu của cách mạng, đặc biệt là trong điều kiện hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh, chức năng kinh tế của Nhà nước được thực hiện dưới phương thức thể hiện sự tập trung cao độ để điều hòa, phân phối các nguồn lực kinh tế vốn rất hạn hẹp, với mục tiêu cuối cùng là nhằm dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, chức năng của Nhà nước lúc này là cần tăng cường sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ Trung ương để thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, phát huy tính sáng tạo của các cấp, các ngành. Và thực tế là trong suốt thời gian chống Mỹ cứu nước, chức năng kinh tế của Nhà nước mang nặng xu hướng tập trung, bao cấp. Nhà nước trực tiếp điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh như chỉ tiêu về sản lượng, thu nhập, vốn, lợi nhuận, trích nộp ngân sách, tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu lãi, giá cả...cho các đơn vị kinh doanh. Nhà nước cung ứng vật tư cho cơ cở và cơ sở phải giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.

Với phương thức đó, nền kinh tế được điều khiển một cách tập trung cao độ, việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dễ mắc phải chủ quan, nóng vội. Nhà nước đề ra chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ lại

27

ôm đồm nhiều chức năng, nhiệm vụ nên phát sinh các nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.

Trước tình hình đó, Trung ương đã ra Nghị quyết lần thứ sáu (khóa IV) vào tháng 9/1979 nghiêm khắc phê phán tình trạng tập trung quan liêu, bảo thủ trong kế hoạch hóa và trong chính sách kinh tế, đề ra phương hướng cải biến chủ trương, chính sách về sản xuất và phân phối, lưu thông. Theo đó, kế hoạch của Nhà nước buộc phải đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Một trong những nội dung quan trọng được đổi mới trong kế hoạch hóa lúc đó là: kế hoạch trung ương chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Về mặt nhận thức, việc thực hiện kế hoạch được xác định rõ là phải gắn liền với hạch toán kinh doanh. Đối với địa phương, chỉ tiêu pháp lệnh được giao chỉ còn là vật tư, hàng hóa của địa phương giao nộp cho trung ương và của trung ương cung cấp cho địa phương. Công tác kế hoạch hóa được chú ý cải tiến theo hướng mở rộng quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của đơn vị doanh nghiệp, thực hiện xây dựng và tổng hợp kế hoạch từ cơ sở, hợp đồng kinh tế trở thành căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các đơn vị kết hợp cùng với các biện pháp quản lý hành chính để hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở đi vào đúng quỹ đạo chung của kế hoạch nhà nước.

Với những đổi mới về nội dung và phương thức nói trên, lẽ ra nền kinh tế nước ta phải có sự chuyển hướng tích cực và khả năng đạt được những thành tựu kinh tế lớn. Tuy nhiên, do những bước đi chưa đúng, chưa phù hợp với tình hình thực tế, mới dừng lại ở phương hướng chủ yếu của cơ chế mới, giải pháp thiếu chu đáo, còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng về lý luận cũng như thực tiễn nên không những cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ, mà cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về cơ bản vẫn chưa được xóa bỏ. Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng. Từ Hiến pháp 1980, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được khẳng định với sự độc tôn của

28

thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời những quy định của Hiến pháp 1980 cũng được triển khai và thực hiện một cách mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội. Chức năng kinh tế của Nhà nước được xác định là Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch tập trung thống nhất với những đặc trưng cơ bản, đó là :

- Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu duy nhất đối với hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội như đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các loại tư liệu sản xuất khác.

- Nhà nước là người tổ chức trực tiếp hoạt động kinh tế từ khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm. Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế với nước ngoài và thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế khép kín trong phạm vi đất nước.

- Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và các mệnh lệnh hành chính; bảo vệ trật tự kinh tế bằng biện pháp kỷ luật hành chính.

Nhìn chung, Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là nhà điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh tế, vừa là cơ quan công quyền đứng ra tổ chức và quản lý nền kinh tế trong nội bộ quốc gia.

Việc duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài là nguyên nhân của nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, kéo theo hậu quả nặng nề của chiến tranh đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày một trầm trọng. Tình hình đó đòi hỏi một cách khách quan nhu cầu đổi mới phương thức quản lý kinh tế, cũng như đổi mới về vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã tạo ra bước đột phá và chuyển biến mới trong nền kinh tế nước ta. Trên cơ sở đề ra phương hướng phát triển và đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, trong đó xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm.

29

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)