Thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

hội chủ nghĩa.

Thể chế hóa đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xác lập và củng cố chức năng kinh tế mới của Nhà nước. So với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chức năng kinh tế của Nhà nước theo Hiếp pháp 1992 đã chuyển đổi về cơ bản. Sự chuyển đổi đó không bắt nguồn từ mô hình kinh tế nào, không giống bất kỳ một quốc gia nào. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đặt dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và được thực hiện từng bước, lấy đổi mới kinh tế làm tiền đề vững chắc cho đổi mới hệ thống chính trị. “Đổi mới không phải là thay đổi

mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức và biện pháp phù hợp” [70,

2]. Từ đó, phạm vi và những nội dung hoạt động thể hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã có những thay đổi căn bản.

Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đơn thành phần chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng kinh tế của Nhà nước cũng chuyển đổi là Nhà nước thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Nhà nước thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tôn trọng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; Nhà nước thống nhất quản lý kinh tế đối ngoại, khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; Nhà nước phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước; Nhà nước quy định chế độ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng và thực hiện chính sách tiết kiệm.

30

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình đổi mới về thể chế và thiết chế nhà nước, thể hiện sự thay đổi về chức năng kinh tế của Nhà nước. Bởi đặc trưng của mỗi mô hình kinh tế ấy đã quy định chức năng kinh tế tương ứng của Nhà nước Việt Nam. Nền kinh tế quốc dân hiện nay không còn là nền kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín nữa mà là nền sản xuất vươn ra thị trường và vận động theo các quy luật kinh tế khách quan và có khả năng tự điều chỉnh rất lớn. Chính vì vậy mà chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những đặc trưng cơ bản khác với chức năng kinh tế của Nhà nước trong cơ chế kinh tế tập trung, đó là:

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi về quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội, ngoại giao cho hoạt động kinh tế.

- Nhà nước bằng pháp luật quy định tư cách chủ thể, tạo ra khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế; ngăn ngừa và chống các yếu tố phản thị trường, phản kinh doanh, định ra các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế và đảm bảo duy trì trật tự kinh tế.

- Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ chủ yếu để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo phúc lợi chung cho toàn xã hội, đảm bảo sử dụng khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách, tiền tệ, tín dụng...tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế hậu quả trong các biến động bất lợi của thị trường.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời vẫn đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội.

31

Có thể nói những đặc trưng trong mỗi mô hình kinh tế đã thể hiện quá trình phát triển về chức năng kinh tế của Nhà nước cũng như khẳng định sự đúng đắn trong đường lối đổi mới ở nước ta. Nếu như Nhà nước tư sản trước đây đóng vai trò “bà đỡ” cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì ở nước ta, Nhà nước Việt Nam chính là “bà đỡ” cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, Nhà nước đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, an toàn, vững chắc cho sự vận hành của nền kinh tế, đồng thời chính bản thân Nhà nước cũng đang khắc phục những yếu kém trong thực hiện chức năng của mình để để đảm đương vai trò phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ sự phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng kinh tế của Nhà nước vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng khái niệm về chức năng kinh tế cũng như nội dung chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là vấn đề lý luận phức tạp. Khái niệm về chức năng kinh tế của Nhà nước được nhìn nhận từ các quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong lịch sử. Lịch sử kinh tế cũng như lịch sử nhà nước ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam qua các thời kỳ là quá trình nhằm xác định vai trò kinh tế và đi tìm sự tối ưu trong các chính sách kinh tế của Nhà nước. Và lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Từ nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, chức năng kinh tế của Nhà nước được nhìn nhận theo những nội dung khác nhau và đó cũng là cách phân chia chức năng kinh tế thành những chức năng cụ thể, xác định. Chẳng hạn, có quan điểm biểu thị chức năng kinh tế thành những chức năng như: Chức

32

năng tối thiểu (cung cấp hàng hóa công cộng, bảo vệ người nghèo), chức năng trung gian (giải quyết tình trạng thông tin không hoàn hảo, điều tiết độc quyền, cung cấp dịch vụ bảo hiểm), chức năng tích cực (phân phối lại, phối hợp hoạt động tư nhân); hoặc có quan điểm lại tiếp cận chức năng kinh tế của Nhà nước từ những giải pháp nhằm hạn chế khuyết tật của thị trường như: Chức năng chống độc quyền bằng biện pháp đánh thuế, chức năng kiểm soát giá cả, chức năng cung cấp hàng hóa công cộng, chức năng giải quyết vấn đề công bằng trong nền kinh tế...Mặc dù còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể nói rằng chức năng kinh tế của Nhà nước được xác định là hoạt động cụ thể của Nhà nước làm gì để phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với quan điểm tiếp cận nội dung chức năng kinh tế của Nhà nước từ các công cụ vĩ mô mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế với giải pháp phát triển ổn định của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả đã trình bày nội dung các chức năng

kinh tế của nhà nước hiện nay cụ thể là: Chức năng của Nhà nước trong việc

xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; Chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và đổi mới công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô; Chức năng của Nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế; Chức năng của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát nền kinh tế; Chức năng của Nhà nước trong đảm bảo bình đẳng xã hội và giải quyết những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

Qua những bước phát triển thăng trầm, sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn tất yếu khách quan trong chính sách kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, chức năng kinh tế của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng cần được nhận thức, xác định một cách đúng đắn và phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.

33

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

Quá trình đổi mới chức năng của Nhà nước Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã chứng minh sự thay đổi tư duy về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan. Trong đó, quan trọng là sự vận dụng các quy luật “quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” và quy luật “phân phối theo lao động”. Sự thay đổi đó đã hình thành mô hình kinh tế mới trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã dần dần trở lại làm đúng chức năng của mình đối với nền kinh tế, đó là: định hướng phát triển, ban hành thể chế nền kinh tế; cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện tái phân phối đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)