Hoàn thiện chức năng xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

hoạch phát triển kinh tế.

Bản chất của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam quy định vai trò kinh tế của Nhà nước, cũng như các phương pháp và công cụ của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, các mệnh lệnh hành chính là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước sử dụng các phương pháp kinh tế, vận dụng các quy luật kinh tế để quản lý, đảm bảo hiệu quả quản lý của phương pháp thông qua hệ thống các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, chính sách mang tầm chiến lược.

Đổi mới công tác kế hoạch và quy hoạch thực chất là xác định lại chức năng của Nhà nước trong suốt quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo đúng mục tiêu đã định. Do đó một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch là dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển.

Có thể hiểu kế hoạch hóa là một trong những công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm xác định phương hướng cơ bản phát triển kinh tế xã hội, hoạch định các bước đi và đề xuất các biện pháp cụ thể để hướng các hoạt động kinh tế vào việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Do đó, để kế hoạch hóa thực sự trở thành công cụ quản lý và hiệu quả cho Nhà nước thực hiện việc định hướng và hướng dẫn các hoạt động kinh tế, thì công tác kế hoạch hóa cần phải được đổi mới theo hướng sau:

75

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác dự báo phải thực sự trở thành căn cứ quan trọng cho công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Trong điều kiện các yếu tố tác động đến thị trường thường xuyên biến động, các nhà hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu, phân tích và nắm vững các diễn biến và dự đoán tình hình xảy ra trên thị trường nhằm hạn chế các rủi ro trong thực hiện mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Cùng với việc tăng cường năng lực đối với các cơ quan dự báo ngành, vùng địa phương, cần chú trọng tới việc xây dựng và phát triển một số trung tâm dự báo quốc gia. Để làm tốt công tác dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa hệ thống thông tin quốc gia về thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài, đồng thời chấn chỉnh hệ thống thống kê và phân tích kinh tế.

Thứ hai, cần khắc phục nhược điểm trong công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là ôm đồm quá nhiều mục tiêu, theo đó tập

trung cho những mục tiêu hiệu quả và phát triển bền vững; cần bổ sung cho định hướng đổi mới cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chiến lược đã được xác định. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạch bằng

cách nâng vị trí pháp lý của văn bản ban hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lên tương đương với hình thức pháp lý ban hành văn bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm nhằm khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và mất cân đối giữa quy hoạch chung của cả nước với quy hoạch vùng và quy hoạch các tỉnh, thành phố, giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng.

76

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm cần lược bỏ sự trùng lặp đối với các nội dung đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, thay vào đó là định hướng cho việc quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các vùng, các ngành có vai trò chiến lược (những ngành, vùng không có vai trò chiến lược thì không cần quy hoạch). Những định hướng này có giá trị chỉ đạo đối với các cơ quan quản lý vùng, quản lý ngành trong việc xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu phát triển vùng, ngành.

Quy hoạch phát triển các ngành phải được xây dựng trước một bước so với quy hoạch phát triển địa phương và vùng lãnh thổ; quy định rõ bằng một văn bản có giá trị pháp lý về mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương với các cơ quan quản lý vùng trong việc hoạch định quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển vùng, trong đó chú trọng tới cơ chế giải quyết mâu thuẫn giữa quy hoạch ngành và vùng.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút sự đóng góp ý kiến của đông đảo nhân dân và được công khai hóa; tăng cường chất lượng các dự báo và các nghiên cứu về thị trường trong các dự án quy hoạch và tạo dựng khung khổ pháp lý nhằm phân công, phân cấp và thống nhất, phối hợp giữa các quy hoạch.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch, cần tiến hành đổi mới và hoàn thiện theo hướng khắc phục tình trạng xây dựng kế hoạch chủ quan hay đơn giản, chung chung không tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường; đổi mới cách thức thông qua và phê duyệt kế hoạch làm cho kế hoạch thực sự trở thành công cụ hướng dẫn, điều hành có hiệu quả, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người dân; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch; tiếp tục hoàn thiện mối quan hệ giữa kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm. Trong đó chú trọng tới việc định hướng phát triển các nhân tố mới của nền kinh tế, cảnh báo về những xu hướng cần giảm thiểu đầu tư, phát triển trong

77

thời kỳ kế hoạch. Tuy nhiên vai trò của kế hoạch là có giới hạn thể hiện ở chỗ, kế hoạch chỉ có tính định hướng mà không thể đưa ra các chỉ tiêu định lượng bắt buộc như kế hoạch trong cơ chế cũ.

Bên cạnh đó, với vai trò chủ đạo của nền kinh tế và đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản thuộc khu vực kinh tế nhà nước, Nhà nước cần có kế hoạch tổng thể cho khu vực này theo hướng: Nhà nước cần tập trung đầu tư

cho các doanh nghiệp hoạt động công ích, phát triển mạnh các lĩnh vực hạ tầng cơ sở; giữ các vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế như các ngành mũi nhọn, công nghệ cao... Đối với các ngành khác, Nhà nước có thể nắm cổ phần chi phối hay cổ phần tham gia mà không cần duy trì 100% vốn nhà nước trong các loại hình doanh nghiệp này; cần cụ thể hóa và giải quyết những vướng mắc trong việc thực thi những chính sách cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước và hoàn thiện chính sách phát triển các tổng công ty nhà nước, xóa bỏ chế độ cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang cơ chế tài chính mới là cơ chế thương mại thay cho cơ chế hành chính trước đây.

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)