Về kiểm tra, giám sát nền kinh tế

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nền kinh tế, thời gian qua Nhà nước đã tập trung nâng cao chất lượng xây dựng, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực về kinh tế - xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc bất thường, đồng thời Nhà nước quy định chế độ kiểm tra riêng, chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trên quy mô lớn hoặc kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm...) hay lĩnh vực kinh doanh

47

dễ phát sinh độc quyền hoặc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Về nội dung này trong chức năng kinh tế của Nhà nước gần như gắn chặt với việc đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bởi lẽ để đảm bảo các điều kiện cho sự hình thành và hoạt động hiệu quả của thị trường, Nhà nước phải xây dựng thể chế, trong đó quan trọng là xây dựng hệ thống pháp luật quy định rõ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, trách nhiệm về hợp đồng kinh tế, thể chế hóa các hoạt động giao dịch ngân hàng, chứng khoán, đầu tư, kiểm toán, kế toán, chống độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng, các vấn đề bảo hiểm và an sinh xã hội....Trên cơ sở đó Nhà nước mới có thể thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả.

Trong thời gian tới, Nhà nước tiến hành nghiên cứu để hoàn thiện chế độ pháp lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước với các chủ thể kinh tế. Đó là tiến hành luật hóa thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và giám sát của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của các chủ thể kinh tế theo hướng xác định rõ thẩm quyền của cơ quan nhà nước, nghĩa vụ của chủ thể kinh tế một cách cụ thể sao cho Nhà nước có thể kiểm soát đầy đủ những vấn đề cần thiết mà không làm cản trở quyền tự do kinh doanh.

Nhà nước tạo cơ chế để cho nhân dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước kiểm tra, giám sát lại đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như cơ chế nghiêm chỉnh thi hành và cưỡng chế thi hành đối với mọi công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội. Điều này cũng cần phải được xây dựng trên cơ sở những quy định cụ thể chế độ thống kê, báo cáo trung thực. Cơ quan thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ thẩm quyền xử theo luật những hành vi vi phạm, ngược lại chủ thể kinh tế có quyền từ chối, khiếu nại, tố cáo những hành vi sai trái của cơ quan, nhân viên thực thi quyền thanh tra, kiểm tra.

48

Một phần của tài liệu Chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)