Pháp luật về biển, đảo giai đoạn trước năm 1945

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 36)

Không chỉ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ lâu đời. Nhiều vị hoàng đế nước Việt không chỉ coi trọng điều này vì lợi ích kinh tế mà đặc biệt hơn là vì tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Trong sách Đại Nam nhất thống chí đời Nguyễn đã viết: “Phía Đông có dải đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”. Các triều đại phong kiến xưa kia luôn chú trọng và khẳng định chủ quyền biển đảo bằng việc ban bố nhiều chỉ dụ liên quan đến biển, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Từ khi Việt Nam giành được quyền tự chủ vào năm 939, bản thân chính quyền và các học giả Trung Hoa khi đó đã bắt đầu vẽ bản đồ nước ta, song chủ yếu là phần đất liền. Phải đến các thế kỷ sau đó, Biển Đông và các hải đảo của Việt Nam mới bắt đầu được mô tả trên bản đồ. Theo các tài liệu

thu thập được, hiện còn ba tập bản đồ thể hiện khá rõ chủ quyền lãnh hải và đất liền của Việt Nam, gồm: Bản đồ Giao Chỉ Quốc – Giao Chỉ Dương (trích từ bản đồ Võ Bị Chí được vẽ từ khoảng thế kỷ XV); Bản đồ diên cách Việt Nam Đông Đô – Việt Nam Tây Đô với Đông Dương Đại Hải của Ngụy Nguyên (khoảng năm 1842) và Bản đồ An Nam Quốc với Đông Nam Hải.

Vào năm Canh Dần (990) khi sứ Tống sang, vua Lê Đại Hành “sai Nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyền dẫn 300 người đến Thái Bình Quân để đón” (Đại Việt sử ký toàn thư). Thái Bình Quân hay Thái Bình Trường là đơn vị hành chính thời Tống, sau đổi là Liêm Châu (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

Năm Canh Tuất (1490), vua Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa thường được cha ông ta coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa…

Sau khi lên ngôi, Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn tiếp tục kế thừa chính sách khai thác tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo nhiều tài liệu của người phương Tây, vua Gia Long không chỉ quản lý mà còn trực tiếp ra cắm cờ tại Bãi Cát Vàng.

Để biết rõ hơn về các đảo thuộc Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa), theo sách Đại Nam thực lục chính biên, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Kể từ đó vua đã nhiều lần cho tiến hành công việc này. Bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833,

1835, 1836… Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện.

Mặc dù chịu sự bảo hộ của Pháp, Nam triều mất quyền tự chủ, trong đó có quyền ngoại giao, nhưng về danh nghĩa vẫn là đại diện cho quốc gia nên trước các yêu sách của chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa và sự đề nghị cung cấp dữ kiện liên quan đến vấn đề biển Đông, ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề thay mặt triều đình Huế đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, trong đó có đoạn như sau: “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”. Trong bản báo cáo ngày 22.01.1929, Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ là Le Fol nhấn mạnh các quyền được nước An Nam khẳng định và duy trì từ lâu trong diễn biến tranh chấp các đảo trên biển Đông giữa Trung Quốc với chính quyền bảo hộ Pháp.

Đến đời vua Bảo Đại, việc phân tách thành hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được xác lập rõ ràng hơn. Tháng 12.1933 các đảo Trường Sa sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Đến ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1938) vua Bảo Đại ra Chỉ dụ số 10 chuyển đổi hành chính đảo Hoàng Sa. Trên cơ sở đó, ngày 5.6.1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và cho dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa [26]

Trong một văn thư của Phủ Toàn quyền Đông Dương (Vụ Giám đốc các công việc chính trị và bản xứ) ngày 6.5.1921 có đoạn thư “Năm 1895, tàu

chở đồng của phương Tây (tàu Bellona của Đức) đi ngang qua vùng biển Hoàng Sa bị mắc cạn ở đó, rồi bị chìm. Ngư dân Trung Quốc ùa ra cướp về. Tàu này mua bảo hiểm của một hãng tại Anh quốc. Hãng bảo hiểm đó đã đòi tiền bồi thường của chính quyền Quảng Đông vì không đảm bảo được an ninh hàng hải. Chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã trả lời rằng, lãnh hải

đó không phải của họ và họ không chịu trách nhiệm.”. Điều này chứng tỏ

chính quyền Trung Quốc lúc đó mặc nhiên công nhận Hoàng Sa không phải thuộc chủ quyền của họ [44]

Bộ Thuộc địa và Phủ Toàn quyền Đông Dương đề cập đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1898. Công văn của Vụ Châu Á-Châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp có đoạn viết: “…nhằm ngăn cản một

cường quốc khác đứng trên các đảo đó (Hoàng Sa), có lẽ có lợi ích là nên xây dựng một hải đăng trong quần đảo này để khẳng định chủ quyền của chúng

ta…” [44]. Từ năm 1920, Hải quân Pháp đã có mặt đều đặn trên các quần đảo

để ngăn chặn buôn lậu, một hình thức cảnh sát biển đã hoạt động ở đây.

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã cai quản toàn bộ vùng lãnh thổ, vùng biển, hải đảo; thực hiện và củng cố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mở rộng phát triển ngành hàng hải, áp dụng luật biển của chính quốc đối với thuộc địa để khai thác tài nguyên của Việt Nam. Đối với phạm vi các vùng biển Việt Nam, Pháp quy định về mặt đánh cá, lãnh hải Việt Nam rộng 03 hải lý (Nghị định ngày 9/12/1926) rộng 20km (Nghị định ngày 22/9/1936). Năm 1948, chính quyền Pháp quy định lãnh hải Việt Nam rộng 03 hải lý, vùng đánh cá rộng 20 km và vùng tiếp giáp lãnh hải 20 km tính từ ngấn nước triều thấp nhất. Như vậy, cho đến thời điểm 1954, Việt Nam đã mở rộng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên tất cả các vùng biển mà luật quốc tế về biển công nhận, trừ vùng thềm lục địa. [23]

2.2.2. Pháp luật biển, đảo Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

Hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào Hòa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm

phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Pháp đã lên tiếng phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Hoa dân quốc đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào ngày 29/11/1946.

Bằng Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ tình hình trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan, tất cả quân lính của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. Lính Pháp và lính quốc gia Việt Nam ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn tiếp tục đồn trú. Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ ngày 5 đến ngày 8-9-1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Hòa ước San Francisco ghi rõ Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Hòa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của

Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía nam. Ngày 7-9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.

Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rõ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đã có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2.2.3. Pháp luật về biển, đảo giai đoạn từ năm 1954-1975

Đây là giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền. Ở miền Bắc, chính sách biển tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và hỗ trợ đồng bào miền Nam đấu tranh; xây dựng các hợp tác xã nghề cá, các cơ sở nghiên cứu khoa học về đại dương. Chính quyền miền Bắc đã ký với Trung Quốc hiệp định nghề cá năm 1957, 1960, 1963; Hiệp định nghiên cứu biển năm 1961 trong Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam được coi là nước có quan điểm mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý, mặc dù không tuyên bố chính thức.

Ở phía Nam, chính quyền Sài Gòn đã tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc vể luật biển lần thứ nhất tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) và đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng các khái niệm nghề cá và thềm lục địa. Chính quyền Sài Gòn duy trì chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý (Tuyên bố ngày 27/4/1965 về các biện pháp bảo vệ lãnh hải), mở rộng phạm vi vùng đánh cá rộng 50 hải lý (Tuyên bố ngày 01/4/1972), chia phần thềm lục địa nam Việt Nam thành 33 lô (Nghị định ngày 9/6/1971) và tiến hành đấu thầu một số lô cho các công ty dầu lửa nước ngoài vào thăm dò, khai thác. Mặt khác, chính quyền Sài Gòn lúc đó là người trực tiếp quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; lên phương án phân chia một số vùng biển, thềm lục địa với một số nước láng giềng ở vùng biển Tây Nam và trong Vịnh Thái Lan; thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4/1975, bộ đội Việt Nam đã tiến hành giải phóng một số đảo ở quần đảo Trường Sa, tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

Do thời kỳ trước năm 1975, đất nước đang trong tình trạng chiến tranh và bị chia cắt nên chưa có điều kiện hoạch định chính sách phát triển ra biển. Mối quan tâm chủ yếu của Việt Nam là giữ gìn và bảo vệ an ninh trên biển, chống xâm nhập từ hướng biển; bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các hải đảo, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hải phận. Giai đoạn này, Việt Nam cũng chưa có được một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, phù hợp với xu hướng chung của luật biển quốc tế và do đó đã hạn chế một phần hoạt động mở rộng ra biển [23].

2.2.4. Pháp luật về biển, đảo giai đoạn từ khi đất nước thống nhất (sau 1975) (sau 1975)

Do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện ban hành quy định pháp lý về biển từ năm 1977. Với tuyên bố của Chính phủ ngày 12- 5-1977, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á, bao gồm cả Inđônêxia và Philippin, hai quốc gia quần đảo phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 trước khi Công ước có hiệu lực. Các văn bản pháp lý cơ bản về biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.

- Các bộ luật như Bộ Luật hàng hải, Luật dầu khí, Luật biên giới quốc gia; các Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về xử 1ý vi phạm hành chính trong các hoạt động liên quan đến biển như môi trường, thủy sản, hàng hải, dầu khí, bảo đảm an ninh quốc phòng trên các vùng biển Việt Nam.

Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày 23-6-1994 (Công ước có hiệu lực từ ngày 16-11-1994) Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 36)