ước quốc tế về biển, đảo
2.3.1. Vai trò của các điều ước quốc tế về biển, đảo đối với Việt Nam Nam
Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam tham gia và thực thi các điều ước quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế trên cơ sở có đi có lại. Khi tham gia bất cứ một điều ước quốc tế nào, Việt Nam luôn đặt mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia là trên hết, nâng cao vị thế, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chung. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tham gia và thực thi một cách nghiêm túc nhiều điều ước quốc tế chung về biển; các thỏa thuận song phương về phân định và giải quyết tranh chấp trên biển, các hiệp định, thỏa thuận chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Theo khoản 1, Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) khẳng định: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc nghị đinh thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.
Các điều ước quốc tế được coi như “phương tiện phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các quốc gia”. Các điều ước quốc tế ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và xây dựng pháp luật quốc tế, là cơ sở để các quốc gia soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật trong nước sao cho phù hợp.
Việc tham gia các điều ước quốc tế về biển đã không chỉ giúp Việt Nam có căn cứ pháp lý xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển, thềm lục địa quốc gia mà còn thúc đẩy việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong nước cho phù hợp với các điều ước quốc tế về biển và tình hình thực tiễn của Việt Nam.