người vận chuyển/người vận chuyển thực tế về cơ bản giống với luật pháp Trung Quốc. Như đã trình bày tại các chương trên, các quy định đó, về cơ bản chưa giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong thực tế, đồng thời cũng nảy ra nhiều tranh chấp giữa các bên mà chủ yếu là do không có quy phạm pháp luật điều chỉnh và cách hiểu, cách áp dụng của các cơ quan tài phán khác nhau.
3.2 Khuyến nghị xây dựng chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng trong pháp luật Việt Nam pháp luật Việt Nam
Như đã trình bày và phân tích tại các chương trên, để tránh các rủi ro pháp lý cũng như những tranh chấp tốn kém, chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng cần làm rõ một số điểm cơ bản sau đây:
- Khái niệm giao hàng;
- Xác định giao hàng là nghĩa vụ của người vận chuyển/người vận chuyển thực tế;
- Nghĩa vụ giao hàng theo các tiêu chí về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng và người nhận hàng;
- Trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng; - Miễn trách đối với người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng; - Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển;
- Một số vấn đề liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển khác.
- Cơ cấu lại chương V - Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Việc đầu tiên cần điều chỉnh lại Bộ luật Hàng hải Việt Nam là việc cơ cấu lại
chương V theo hướng không chia làm hai loại hợp đồng vận chuyển theo chuyến và hợp đồng theo chứng từ vận chuyển nữa. Theo đó tất cả những chế định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ, miễn trách đối với người vận chuyển, thủ tục giao hàng … đều được áp dụng chung đối với cả hai loại hợp đồng vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển có những đặc trưng mà không thể quy định chung được thì sẽ được quy định riêng lẻ thành những điều khoản đặc biệt hoặc ngoại lệ.
- Khái niệm giao hàng: Để có chế độ pháp lý phù hợp cho việc giao hàng,
khái niệm về giao hàng là yếu tố đầu tiên cần đề cập. Một khái niệm đầy đủ nhưng vẫn giữ được tầm khái quát là yêu cầu tất yếu mở đầu cho một chế định pháp lý hoàn chỉnh. Trong đó, khái niệm về giao hàng cần phải làm rõ một số điểm sau đây, dựa trên những vướng mắc đã đề cập và phân tích ở trên:
- Mô tả hành vi giao hàng; - Bên có nghĩa vụ giao hàng; - Bên có quyền nhận hàng;
- Các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giao hàng; - Địa điểm và thời điểm giao hàng.
Qua đó, có thể đề xuất một khái niệm về giao hàng như sau:
“Giao hàng là việc người vận chuyển, người vận chuyển thực tế giao hàng
từ vận chuyển tại địa điểm và trong thời gian được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc địa điểm và thời điểm khác do các bên thoả thuận.”
Liên quan đến giao hàng, cần phải làm rõ rằng nghĩa vụ giao hàng thuộc về bên nào. Cần lưu ý rằng trong Bộ Luật Hàng hải Việt Nam có khái niệm về người giao hàng tại Điều 74, ngoài định nghĩa về người vận chuyển và người vận chuyển thực tế. Như vậy, người giao hàng có thể đồng thời là người vận chuyển, người vận chuyển thực tế hoặc là một người khác (người cung cấp dịch vụ logistics, người cung cấp dịch vụ freight forwarding …). Do đó, cần phải làm rõ giao hàng ở đây là hành vi:
- Chuyển quyền chiếm hữu hàng hoá từ người vận chuyển sang người nhận hàng hoặc người được người nhận hàng uỷ quyền để nhận hàng (người cung cấp dịch vụ logistics, người cung cấp dịch vụ freight forwarding …); hay
- Chuyển quyền chiếm hữu hàng hoá từ người giao hàng (người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người giao hàng khác) sang người nhận hàng.
Trường hợp hàng hoá được giao trực tiếp từ người vận chuyển/người vận chuyển thực tế sang người nhận hàng, hai thời điểm nói trên sẽ trùng nhau. Vấn đề chỉ phát sinh khi người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng mà thông qua một người làm dịch vụ giao nhận. Từ đó sẽ phát sinh một khoảng thời gian ngắt quãng giữa thời điểm người vận chuyển giao hàng - người vận chuyển hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và thời điểm người nhận hàng (có thể là người mua theo hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc một bên thứ ba do người mua chỉ định) nhận được hàng hoá trên thực tế. Theo xu hướng hiện nay, cách hiểu thứ nhất có ưu thế hơn do việc giao cho người nhận hàng không phải là bên mua cũng được coi như giao trực tiếp cho bên mua vì người nhận hàng này là do bên mua chỉ định. Quy định như vậy sẽ rút ngắn thời hạn nghĩa
vụ của người vận chuyển, đồng thời phù hợp với thực tiễn pháp lý rằng người vận chuyển không thể chịu trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hoá khi hàng hoá nằm ngoài quyền chiếm hữu, khả năng kiểm soát và bảo quản của họ.
Một số ý kiến cho rằng vấn đề này khá rõ ràng và cách hiểu cũng như áp dụng là chung và phổ biến trong hoạt động hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, chừng nào chưa được pháp điển hoá, những rủi ro pháp lý dẫn đến cách tranh chấp liên quan tới vấn đề này vẫn còn tiềm ẩn. Do vậy, việc có một quy phạm pháp lý rõ ràng điều chỉnh sẽ là sự chấm dứt cho các tranh chấp tiềm ẩn về vấn đề nêu trên.
Một điểm khác cần lưu ý là nghĩa vụ vận chuyển được phân chia cho người vận chuyển và người vận chuyển thực tế. Do vậy, nghĩa vụ giao hàng cũng cần phải được phân chia tương tự. Cụ thể:
- Trách nhiệm đối với vi phạm nghĩa vụ giao hàng thuộc bên nào (giao hàng thiếu, giao sai người, giao chậm…);
- Phân chia trách nhiệm trong trường hợp vi phạm nói trên.
Theo nguyên tắc, người nhận hàng có quyền khiếu nại người vận chuyển, do không có hợp đồng trực tiếp với người vận chuyển thực tế. Từ đó, người vận chuyển có quyền khiếu nại người vận chuyển thực tế trên cơ sở hợp đồng giữa họ. Song để tránh hiểu lầm và tranh chấp trong quá trình (i) người bán hoặc người mua khiếu nại người vận chuyển trên cơ sở hợp đồng vận chuyển và (ii) người vận chuyển khiếu nại người vận chuyển thực tế trên cơ sở hợp đồng thuê vận chuyển giữa họ, cần làm rõ quyền khiếu nại và trách nhiệm của mỗi bên, cũng như nguyên tắc bồi thường kịp thời và nguyên tắc liên đới chịu trách nhiệm giữa người vận chuyển và người vận chuyển thực tế.
Tóm lại, việc xây dựng một khái niệm phù hợp về giao hàng có thể coi là một bước tiến quan trọng trong xây dựng pháp luật trên thực tế hiện nay của đa số các hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế cũng như tập quán quốc tế phổ biến, tuy
chú trọng tới các chế định khác song lại bỏ qua chế định về giao hàng mà chỉ coi đó là một bước đương nhiên trong toàn bộ nghĩa vụ của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
- Xác định giao hàng là nghĩa vụ của người vận chuyển: Hiện nay Bộ luật Hàng hải Việt Nam chưa coi giao hàng là một nghĩa vụ của người vận chuyển. Do vậy, để nâng cao trách nhiệm của người vận chuyển cũng như giảm sự tranh cãi và tranh chấp trên thực tế, Bộ luật Hàng hải Việt Nam nên khẳng định giao hàng là nghĩa vụ của người vận chuyển bằng những quy phạm trực tiếp.
Có thể tham khảo quy định của Công ước Rotterdam như sau: Điều 11 - Vận chuyển và giao hàng: “Người vận chuyển sẽ theo quy định tại Công ước này và
theo nội dung của hợp đồng vận chuyển, sẽ vận chuyển hàng hoá tới điểm đến và giao chúng cho người vận chuyển”. Điều này là điều đầu tiên của Chương 4 - Nghĩa
vụ của người vận chuyển. Quy định như vậy giúp cho các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đều xác định được giao hàng là một nghĩa vụ của người vận chuyển và không phải tranh cãi trong quá trình đàm phán cũng như thực hiện hợp đồng vận chuyển nữa.
- Nghĩa vụ giao hàng theo các tiêu chí về thời gian giao hàng, địa điểm
giao hàng và người nhận hàng:
Về địa điểm giao hàng: Bộ luật Hàng hải Việt Nam nên quy định là địa
điểm mà được các bên thoả thuận việc trả hàng.
Về cảng thay thế: Điều 109 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định về cảng
thay thế như sau: “Khi tàu biển không vào được cảng trả hàng do những nguyên
nhân không thể vượt qua được và không có khả năng chờ đợi để vào cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì người vận chuyển được phép đưa tàu biển vào một cảng thay thế an toàn nhất và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để xin chỉ thị”.
Cần sửa đổi điều này theo hướng áp dụng chung cho cả hai loại hợp đồng vận chuyển với nội dung “thuyền trưởng có quyền dỡ hàng ở cảng an toàn hoặc
cảng gần cảng đến và hợp đồng sẽ được coi là đã được thực hiện đầy đủ và thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo cho người thuê vận chuyển biết”.
Về quyền thay đổi cảng trả hàng của ngƣời gửi hàng: Điều 92 Bộ luật
Hàng hải Việt Nam quy định: người gửi hàng có quyền thay đổi cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu nhưng phải đáp ứng được hai điều kiện, một là người gửi hàng phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan, hai là chỉ được thực hiện quyền này nếu việc thực hiện không gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi hoặc nếu gây ra sự chậm trễ thì phải được người vận chuyển đồng ý.
Tuy nhiên như phân tích ở trên, việc thay đổi điểm đến theo yêu cầu của người thuê vận chuyển sau khi chuyến đi đã khởi hành sẽ gây ra những thiệt hại cho người vận chuyển cũng như những người thuê vận chuyển khác cùng chuyến đi. Bởi vậy cần quy định một điều kiện là không được gây chậm trễ đáng kể cho toàn bộ chuyến đi hoặc nếu gây chậm trễ thì phải được người vận chuyển đồng ý.
Về thời gian vận chuyển hợp lý cần thiết: Khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hàng
hải Việt Nam quy định “chậm trả hàng là việc hàng hoá không được trả trong
khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với những trường hợp không có thoả thuận”.
Tuy nhiên, nghĩa vụ giao hàng trong một khoảng thời gian hợp lý có thể gây ra một số vấn đề. Trước hết là sự khó khăn để định nghĩa nó. Thế nào là thời gian hợp lý trong vận chuyển. Bao nhiêu ngày được coi là chậm? Hơn nữa, đưa ra vấn đề về thời gian hợp lý đối với người vận chuyển có vẻ không phù hợp với thực tiễn hàng hải. Quan điểm của tôi cho rằng nếu thời gian đối với hàng hoá là rất quan trọng thì người thuê vận chuyển phải là quy định rõ thời gian cụ thể hoặc khoảng thời gian cho hành trình vận chuyển. Bởi vậy, Bộ luật Hàng hải Việt Nam nên bỏ
quy định về “khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có
thể trả hàng đối với những trường hợp không có thoả thuận”.
Về các trƣờng hợp ngƣời vận chuyển đƣợc phép giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền: Bộ luật Hàng hải Việt Nam cần quy định các trường hợp
người vận chuyển được phép giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền ví dụ như: người nhận hàng từ chối nhận hàng; người nhận hàng không đến nhận hàng trong một khoảng thời gian nhất định; có sự sai lệch về thông tin người nhận hàng trên vận đơn do người nhận hàng xuất trình và hợp đồng vận chuyển; người nhận hàng không xuất trình vận đơn và không tự chứng minh được tư cách người nhận hàng hợp pháp; vận đơn gốc bị mất; người thuê tàu không chỉ dẫn về việc giao hàng khi người vận chuyển yêu cầu …
Đồng thời Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng cần phải quy định rõ về thủ tục giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền và khẳng định người vận chuyển sẽ được dỡ bỏ trách nhiệm đối với hàng hoá khi hoàn thành việc giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền.
Về thủ tục thông báo việc chậm trả hàng: Bộ luật Hàng hải Việt Nam
cũng có một quy định liên quan đến nội dung tương tự của Bộ luật Hàng hải Trung Quốc nhưng diễn đạt khác đi: “Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn
thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi đến người vận chuyển trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải giao theo thoả thuận trong hợp đồng”. (Khoản 4 Điều 96 Bộ
luật Hàng hải Việt Nam).
Điều này quy định về thủ tục thông báo/khiếu nại về việc chậm giao hàng nhưng giới hạn cho người có quyền khiếu nại thời hạn tối đa 60 ngày để thực hiện việc thông báo đồng thời phải thoả mãn hình thức thông báo phải bằng văn bản. Theo quan điểm của tôi, khoản 4 Điều 96 Bộ luật Hàng hải Việt Nam là bất hợp lý. Có thể nhà làm luật có ý bảo vệ quyền lợi cho người vận chuyển những sẽ không
hợp lý ở chỗ: nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian đã được nêu rõ trong hợp đồng, người vận chuyển có bổn phận phải biết mình có đang vi phạm nghĩa vụ này hay không mà không cần phải có sự nhắc nhở hoặc thông báo của người có quyền đối với hàng hoá. Nếu người có quyền không thông báo trong khoảng thời gian luật định thì người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm giao hàng. Bộ luật Hàng hải Việt Nam cần phải bỏ quy định này để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền đối với hàng hoá.
- Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển: Nêu chi tiết về quy định
liên quan đến giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, Điều 74 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định “Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận
chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng”. Bộ luật Hàng hải Việt
Nam chỉ quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển mà không có quy định đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Bởi vậy trên cơ sở không phân chia hai loại hợp đồng vận chuyển thì quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển sẽ được áp dụng chung, theo đó, cần sửa đổi lại về thời điểm kết thúc trách nhiệm của người vận chuyển là thời điểm hoàn thành việc trả hàng tại địa điểm đã được xác định.
- Trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng:
Về trách nhiệm của ngƣời vận chuyển khi đi chệch tuyến đƣờng: Điều
108 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định về sự chệch tuyến đường như sau: “Người
vận chuyển không bị coi là vi phạm hợp đồng nếu tàu biển phải đi chệch tuyến đường để cứu người gặp nạn trên biển hoặc vì lý do chính đáng khác. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất hàng hoá phát sinh do tàu biển phải đi chệch tuyến đường trong các trường hợp này ”. Cũng giống như Bộ