Chứng từ vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 27)

1.1.4.1 Vận đơn

Vận đơn (bill of lading, viết tắt là B/L) có thể được hiểu như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ; gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng. Cách giải thích theo tiếng Anh và tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển về việc xếp hàng lên tàu để vận chuyển.

Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.

Xét theo khía cạnh lịch sử hình thành và sử dụng, vận đơn đường biển được bắt đầu sử dụng từ thế kỷ 13, khi thông thương bằng đường biển trở nên tấp nập ở châu Âu, và chủ hàng cần có bằng chứng văn bản về việc hàng hóa được xếp xuống tàu. Ban đầu vận đơn có mục đích như một biên lai của người vận chuyển phát hành khi nhận hàng.

(1) Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận chuyển ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.

(2) Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận chuyển hàng hóa ghi trong vận đơn.

(3) Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng từ cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng).

Theo đó, một chứng từ có thể được nhận diện như là một vận đơn khi nó sở hữu ba hoặc bốn chức năng nêu trên. Trong khi, thực tế, B/L thường là sự thể hiện tương tự, mặt trước chỉ ra những đặc điểm của hàng hoá và các bên và cảng hoặc nơi bắt đầu và nơi kết thúc; mặt sau, có những điều khoản và điều kiện của các bên với những chữ rất nhỏ. Thêm vào đó, hầu hết các chứng từ đều được ghi là “B/L” hoặc “ocean B/L” hoặc “combined B/L” ở mặt và các dịch vụ đưa ra.

Điều 71 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định vận đơn là một chứng từ như là bằng chứng của Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và bằng

chứng cho việc người vận chuyển đã bốc hàng lên tàu, và trên cơ sở đó, người vận chuyển có trách nhiệm giao hàng cho người xuất trình chứng từ đó.

Công ước Rotterdam không sử dụng thuật ngữ vận đơn mà sử dụng thuật ngữ khái quát để dùng cho cả những loại chứng từ khác ngoài vận đơn, đó là thuật ngữ chứng từ vận chuyển (transport document). Thuật ngữ này chỉ đến một loại chứng từ được người vận chuyển phát hành tạo thành bằng chứng để xác nhận người vận chuyển đã nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển và hoặc là bằng chứng chứng minh một hợp đồng vận chuyển đã được xác lập (Khoản 14 Điều 1 Công ước Rotterdam). [26]

Điều 73 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc đưa ra 11 (mười một) yếu tố sẽ được chứa đựng trong một B/L bao gồm:

(1) Mô tả hàng hoá, đánh dấu, số lượng các kiện, trọng lượng và ghi chú nếu là hàng hoá nguy hiểm.

(2) Tên và địa điẻm kinh doanh chính của người vận chuyển.

(3) Tên tàu.

(4) Tên người thuê tàu. (5) Tên người nhận hàng.

(6) Cảng bốc hàng và ngày người vận chuyển bốc hàng. (7) Cảng dỡ hàng.

(8) Nơi giao hàng

(9) Ngày và nơi vận đơn được phát hành và số vận đơn gốc được phát hành.

(10) Cước và phương thức thanh toán

(11) Chữ ký của người vận chuyển hoặc người được uỷ quyền.

Tuy nhiên, thiếu một hoặc nhiều đặc điểm giữa mười một yếu tố không ảnh hưởng đến bản chất của B/L. Theo sự cảm nhận thông thường, những đặc điểm của các bên, các cảng, sự miêu tả hàng hoá, sẽ làm cho B/L có bản chất pháp lý theo quy định tại điều 71 Bộ luật Hàng hải, là cần thiết, trong khi những thứ khác có thể thiếu. Tuy nhiên, nhìn chung, nếu một chứng từ được đánh dấu là “B/L” nhưng không có những chức năng nêu trên, đặc biệt là nó không được hoạt động như một chứng từ về quyền sở hữu hoặc chứng từ thể hiện sự thực hiện việc giao hàng, nó có thể không là B/L.

Chức năng về quyền sở hữu và sự xuất trình B/L đối với việc giao hàng liên quan chặt chẽ để quyết định ai là người được giao hàng cho hay nói cách khác ai là người được quyền nhận hàng.

Có nhiều tiêu chí cho việc phân loại vận đơn, theo đó cũng có nhiều loại vận đơn khác nhau. Thông thường, vận đơn được phân thành các loại chủ yếu sau đây:

a. Căn cứ vào tình trạng xếp hàng

Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : (Shipped on board B/L): Là loại vận

đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu

Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Là vận đơn

nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.

Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm

khuyết của hàng hóa hay bao bì.

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận

đơn trên đó người vận chuyển có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

c. Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn

Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay có thể

không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.

Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc,

không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.

d. Căn cứ vào tính lƣu thông của vận đơn

Vận đơn đích danh (Straight B/L) Là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ

của người nhận hàng.

Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng

được giao theo lệnh của một người nào đó.

Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của

người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.

e. Căn cứ vào phƣơng thức thuê tàu

Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vận đơn được ký phát cho người gửi

hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng vận chuyển.

Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký

phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu "sử dụng với hợp đồng thuê tàu - tobe used with

charter party".

f. Căn cứ vào hành trình và phƣơng thức vận chuyển

Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường

hợp hàng hoá được chở thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.

Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho

người gửi hàng và dùng cho người nhận để nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.

Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or

Combined B/L): Là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc vận

chuyển hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, đường sắt, đường bộ,..)

Bộ luật Hàng hải Trung Quốc phân loại vận đơn theo tiêu chí chỉ ra các trường hợp về người nhận hàng trên mặt B/L, vận đơn được chia ra thành các loại cơ bản sau đây: vận đơn theo lệnh (order bill), vận đơn vô danh (bearer bill) và vận đơn đích danh (straight bill).

Một vận đơn theo lệnh (order bill) là B/L “quy định việc giao hàng được thực hiện do lệnh của một người được ghi tên trên B/L”. Trên thực tế, loại B/L này đề ở hộp của người nhận hàng dòng chữ “to order” (để đặt lệnh), “to order of XX”

hoặc cụm từ tương tự. Nếu chỉ đề chữ “to order”, nó tương tự như cụm từ “để đặt lệnh bởi người thuê tàu (người mà có tên là người thuê tàu trên B/L)”.

Trong trường hợp hộp của người nhận hàng để trống, nó sẽ là vận đơn vô danh. Theo B/L như vậy, người vận chuyển sẽ không giao hàng cho người có tên hoặc theo lệnh của người đó, và sẽ giao hàng cho người giữ B/L. Trên thực tế, loại hình này là loại B/L mà để trống ô của người nhận hàng là rất hiếm.

Một B/L theo lệnh có thể được chuyển giao thông qua việc ký hậu cùng với việc giao chứng từ đó. Và, một vận đơn vô danh có thể được chuyển giao cho người cầm giữ nó mà không cần ký hậu, có thể nói rằng việc chuyển giao được thực hiện có hiệu lực chỉ bởi việc giao B/L cho người cầm giữ. Thường, một B/L theo lệnh có thể có hiệu lực và trở thành một vận đơn vô danh thông qua việc để trống chỗ ký hậu.

Hai loại B/L này thường được ghi là “negotiable” trên mặt và được gọi là “negotiable bill”.

B/L đích danh là vận đơn mà ở hộp của người nhận hàng không có bất cứ từ nào là “to order” hoặc từ nào tương tự như vậy. Loại B/L này cũng được gọi là “straight consigned bill” hoặc nomiate B/L (vận đơn chỉ định). Một vận đơn đích danh thường được đánh dấu bởi từ non/not nego trên mặt, và được gọi là vận đơn không chuyển nhượng được. Vận đơn không chuyển nhượng được có nghĩa là loại vận đơn không được chuyển giao thông qua việc ký hậu hoặc bởi việc giao chứng từ.

Điều 79 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định: Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng, vận đơn theo lệnh thì có thể chuyển nhượng được thông qua việc ký hậu vào ô để phát lệnh giao hàng hoặc ký hậu vào ô trống. Một vận đơn vô danh có thể chuyển nhượng được mà không cần ký hậu. Người nhận hàng hợp pháp sẽ được xác định theo nguyên tắc sau:

(1)Đối với vận đơn không được chuyển nhượng thì người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

(2)Vận đơn được chuyển nhượng thông qua ký hậu vận đơn thì người ký hậu cuối cùng là người nhận hàng hợp pháp.

(3)Vận đơn được chuyển nhượng bằng cách trao tay vận đơn đó cho người được chuyển nhượng thì người xuất trình vận đơn là người nhận hàng hợp pháp.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng phân loại vận đơn theo cách thức ký phát tại Điều 86. Và Điều 89 quy định về các hình thức ký phát vận đơn và khả năng chuyển nhượng vận đơn như sau:

(1)Ký phát ghi rõ tên người nhận hàng gọi là vận đơn đích danh.

(2)Ký phát ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh.

(3)Ký phát không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc phát lệnh trả hàng gọi là vận đơn vô danh.

Công ước Rotterdam với thuật ngữ “chứng từ vận chuyển” cũng phân chia làm hai loại:

(1)Chứng từ có khả năng chuyển nhượng - “negotiable transport documents”: là loại chứng từ trong đó ghi rõ cụm từ “để đặt lệnh” hoặc “có khả năng chuyển nhượng” hoặc những cụm từ khác tương tự mà hàng hoá được nhận theo lệnh của người thuê vận chuyển, theo lệnh của người nhận hoặc người nắm giữ chứng từ đó, và không tuyên bố rõ là “không được chuyển nhượng”.

(2)Chứng từ không có khả năng chuyển nhượng - “non-negotiable transport documents”.

1.1.4.2 Các loại chứng từ vận chuyển khác

Ngoài vận đơn như đã trình bày ở trên, để đáp ứng nhu cầu thoả thuận của các bên và sự phát triển đa dạng của những loại chứng từ vận chuyển đa dạng trên thực tế, Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định: nếu người vận chuyển phát hành một chứng từ khác vận đơn mà cũng có giá trị là bằng chứng chứng minh hàng hoá được vận chuyển thì chứng từ đó cũng là bằng chứng tiên quyết để chứng minh một hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được giao kết và ghi nhận trách nhiệm giao hàng của người vận chuyển. Tuy nhiên những chứng từ này không được chuyển nhượng (Điều 80 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc). [18]

Khoản 4 Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng quy định thêm về giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hoá đã được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biến, là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biến. Giấy gửi hàng đường biển cũng không được chuyển nhượng.

Ngoài ra Điều 73.5 Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng quy định rất rộng về những chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê cận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.

1.2 Khái quát chung về nghĩa vụ giao hàng của ngƣời vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc

1.2.1 Cơ sở xác định nghĩa vụ giao hàng của ngƣời vận chuyển 1.2.1.1 Theo quy định của pháp luật

Đầu tiên, phải nói rằng, nghĩa vụ của người vận chuyển phát sinh trên cơ sở các quy định của pháp luật. Mặc dù quan hệ vận chuyển là một quan hệ hợp đồng và phát sinh từ sự thoả thuận của các bên, song nhìn chung, Bộ luật Hàng hải Trung

Quốc (và cả Bộ luật Hàng hải Việt Nam trong trường hợp này) đặt ra những quy tắc và nghĩa vụ cơ bản của người vận chuyển. Những nghĩa vụ này, về cơ bản là các bên không thể thoả thuận loại bỏ bởi đó là nghĩa vụ cốt yếu xác lập nên một hợp đồng vận chuyển.

Theo đó những quy định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển nói chung và nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển nói riêng phải tuân theo những quy định của Bộ luật Hảng hải Trung Quốc. Theo Điều 44 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc thì những quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hoặc vận đơn hoặc những chứng từ tương tự khác mà trái với quy định của chương này (chương 4 - hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển) thì đều vô hiệu. Đồng thời Điều 45 cho phép các bên có thể thoả thuận tăng trách nhiệm của người vận chuyển chứ không được phép thoả thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển.

Tuy nhiên, cả Bộ luật Hàng hải Trung Quốc và Bộ luật Hàng hải Việt Nam đều không quy định giao hàng là nghĩa vụ của người vận chuyển một cách trực tiếp. Chỉ có thể nhận thấy người vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng thông qua các quy định gián tiếp như người vận chuyển phải chịu trách nhiệm khi chậm giao hàng; hoặc nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì thuyền trưởng có thể dỡ hàng vào kho hải quan hoặc một nơi khác thích hợp.

1.2.1.2 Theo thoả thuận

Như ở trên đã phân tích, giao hàng là nghĩa vụ hợp đồng và có ý nghĩa pháp lý mang tính hợp đồng, nên các nghĩa vụ trong nó, liên quan đến cả địa điểm, thời gian và phương thức giao hàng đều được quyết định bởi hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)