giới
* Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Theo kết quả của Chương trình Điều tra Lâm nghiệp toàn quốc lần thứ 7 của Trung Quốc được công bố tháng 11/2009, tỷ lệ che phủ rừng của nước này là 20,36 %; với 195 triệu ha diện tích. Trữ lượng rừng đạt 13,72 tỉ m3; trữ lượng cacbon rừng là 7,81 tỷ tấn và giá trị dịch vụ hệ sinh thái hàng năm khoảng trên 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,46 nghìn tỉ đô-la).
Trong vòng năm năm (tính đến 2009), diện tích rừng của Trung Quốc tăng 20,54 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng tăng 2,15% (từ 18,21% lên 20,36%). Diện tích đất rừng do tư nhân quản lý tăng 11,39% (đạt 32,08% năm 2009).
Mặc dù Trung Quốc tiến hành chủ trương giao đất canh tác cho người dân từ ba thập kỷ trước, song đất lâm nghiệp thì vẫn do nhà nước và các hợp
tác xã quản lý. Cơ chế này đã dẫn đến những vướng mắc và trì trệ mang tính hệ thống, cản trở sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Một trong những vấn đề nổi cộm là sự thiếu rõ ràng trong quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Năm 2003, Trung Quốc mở cuộc cải cách "tấn công" vào 170 triệu ha đất lâm nghiệp, giao quyền quản lý từ tập thể sang cho người dân.
Lôi kéo hơn 700 triệu nông dân vào cuộc, chương trình cải cách được đánh giá là một tiến bộ lớn, sánh ngang tầm chủ trương giao khoán hộ gia đình của 30 năm trước đó.
Khâu đầu tiên trong lần cải cách này là phân định rõ chế độ sở hữu, theo đó người dân sẽ được giao quản lý đất lâm nghiệp từ các hợp tác xã, mặc dù tài sản rừng vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Khâu tiếp theo là trao quyền chủ động cho người dân trên phần đất lâm nghiệp mà họ quản lý, giúp họ linh hoạt về phương thức quản lý và thu được lợi ích thực sự.
Đến nay, 5 tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Liêu Ninh, Vân Nam và Triết Giang của Trung Quốc đã hoàn thành việc cải cách. 14 tỉnh và vùng tự trị khác đã xong bước cải cách thứ nhất và người dân đã nhận được giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Việc ra đời Sàn giao dịch lâm nghiệp cuối năm vừa rồi cho thấy cuộc cải cách đất lâm nghiệp sở hữu tập thể của Trung Quốc đang tiến những bước sâu hơn, cho phép người dân có thể trao đổi mua bán quyền quản lý đối với diện tích lâm nghiệp mà họ nhận.
Việc giao dịch mang lại lợi ích thực tế đã làm thay đổi về căn bản thái độ và sự quan tâm của người nhận đối với tài sản đất lâm nghiệp mà họ được giao. Để thu được lợi ích tối đa trên phần đất giới hạn của mình, họ tập trung nhiều hơn vào việc trồng cây và ươm giống. Sáng kiến tái sinh rừng đã đạt được kết quả đáng kể. Tới nay, Trung Quốc đã vươn lên tốp đầu thế giới về
diện tích rừng trồng, với 62 triệu ha.
Nhiều công ty chế biến gỗ đã đầu tư mua lại đất lâm nghiệp. Công ty giấy Chenming của tỉnh Sơn Đông gần đây mua khoảng 13.300 ha rừng ở tỉnh Hồ Nam để mở rộng vùng nguyên liệu. Với gần 35.000 doanh nghiệp trong ngành, cơn sốt đất lâm nghiệp bùng phát mạnh mẽ.
Một số công ty tư nhân thậm chí kỳ vọng thông qua sàn thương mại này để nhảy vào kinh doanh du lịch. Theo ước tính của Cơ quan quản lý lâm nghiệp Trung Quốc trong năm nay, số lượng các khu lâm sinh đón khách du lịch của Trung Quốc sẽ lên tới con số 2.400, số lượng khách dự kiến khoảng 300 triệu lượt và doanh thu ngành đạt khoảng 150 tỉ nhân dân tệ (22 tỉ USD).Thành lập sàn thương mại sẽ thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất lâm nghiệp một cách quy củ thông qua việc hình thành giá và hệ thống quản lý công khai, minh bạch và bình đẳng. Cải cách lâm nghiệp của Trung Quốc đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Sự thành công của nó nằm ở chỗ nó phải được triển khai một cách đúng đắn.
* Kinh nghiệm từ Malaysia
Theo Hiến pháp Liên bang Malaysia, đất đai, tài nguyên rừng cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác thuộc chủ quyền Nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý đất đai, lãnh thổ thuộc chủ quyền từng bang. Nếu Liên bang muốn lập những khu vực riêng (thí dụ sân bay Kuala Lumpur, khu vực thủ đô hành chính mới, khu công nghệ cao...) thì Chính phủ Liên bang phải mua đất của bang.
Chính sách lâm nghiệp tổng quan của Malaysia (năm 1978, bổ sung năm 1992) bao gồm 8 vấn đề: Cơ sở pháp lý; trồng rừng; nông lâm kết hợp; sản phẩm ngoài gỗ; lâm nghiệp cộng đồng; bảo tồn đa dạng sinh học; những giá trị khoa học đặc biệt của rừng; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
Cục lâm nghiệp Malaysia thành lập từ năm 1901. Văn bản pháp luật đầu tiên về lâm nghiệp có từ năm 1884. Luật Lâm nghiệp hiện hành là Luật 212 năm 1984, đã sửa đổi, bổ sung năm 1993 theo hướng: Tăng cường xử phạt đối với các hành vi phá rừng và khai thác lâm sản bất hợp pháp (tăng mức phạt tiền tối đa từ 5.000RM lên 500.000RM, tăng mức phạt tù tối đa từ 4 năm lên 14 năm); tăng cường phối hợp với quân đội trong bảo vệ rừng (ngành lâm nghiệp có quyền yêu cầu quân đội tham gia giúp đỡ bảo vệ rừng tại những khu vực nhất định)...Cục lâm nghiệp bán đảo Malaysia có 1 tổng giám đốc, 2 phó tổng giám đốc, 9 phòng nghiệp vụ (Quản lý rừng, Thiết kế rừng, Công nghiệp rừng, Phòng các chức năng đặc biệt, Đào tạo, Kế hoạch, Kinh tế lâm nghiệp, Lâm sinh, Trồng rừng) và 11 sở lâm nghiệp của các bang trên bán đảo. Sở lâm nghiệp bang Sabah, Sở lâm nghiệp bang Xarawak có thẩm quyền tương đối độc lập so với Cục lâm nghiệp Malaysia. Cục trưởng Cục lâm nghiệp quản lý cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học trở lên (tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động,...). Đối với cán bộ lâm nghiệp dưới trình độ đại học do Sở lâm nghiệp bang quản lý (số người này phải mặc đồng phục khi làm việc).
Để phối hợp với các ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Liên Bang đã thành lập Hội đồng lâm nghiệp quốc gia do phó thủ tướng làm Chủ tịch, các ủy viên là Cục trưởng Cục lâm nghiệp, lãnh đạo các bộ liên quan như Nông nghiệp, Ngoại thương, Nội thương, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tài chính, đại diện Hội đồng lâm nghiệp các bang... Các chính sách quan trọng về lâm nghiệp đều phải được hội đồng xem xét thông qua. Tại các bang có luật pháp, chính phủ, sở lâm nghiệp, các cơ quan hành chính khác và hội đồng lâm nghiệp của bang (do thủ hiến bang đứng đầu).
Việc khai thác rừng tự nhiên hoàn toàn do Nhà nước quản lý theo các kế hoạch điều chế đã được xác định. Phương pháp khai thác là chặt chọn theo đường kính (trên 40cm đối với cây không phải là họ dầu và trên 45cm đối với
cây họ dầu, trường hợp các loại cây quý hiếm thì phải nâng đường kính khai thác chọn lên cấp đường kính 60cm hay cao hơn). Khi khai thác phải tiến hành điều tra trước khai thác, bài cây. Số lượng các cây thuộc lớp kế cận (đường kính 30cm đến 45cm) phải trên 32 cây/ha. nếu không đủ phải chừa lại những cây đường kính trên 45cm; nếu trữ lượng được tính dưới 28m3/ha thì không được khai thác rừng. Sau khi khai thác cũng phải điều tra lại rừng và theo dõi trong luân kỳ khai thác 30 năm. Rừng sau khai thác phải được Cục hoặc sở lâm nghiệp tổ chức tu bổ, vệ sinh rừng, phục hồi rừng, làm giàu rừng, điều tra đánh giá thế hệ cây kế cận... Rừng trồng của các chủ rừng: Nếu khai thác để dùng trong nhà thì không phải xin phép. Nếu khai thác với mục đích thương mại thì phải thiết kế khai thác và xin phép cơ quan quản lý rừng.
Trong việc bảo vệ rừng, xử phạt những hành vi tái phạm (vi phạm lần 2 thì phải ra tòa và chịu phạt ít nhất 1 năm tù). Khuyến khích vật chất thỏa đáng cho người phát hiện (thông báo cho cơ quan lâm nghiệp) cũng như cán bộ lâm nghiệp có thành tích bảo vệ rừng.
Các bang có quyền giao đất, cho thuê đất, cho thuê rừng theo lệnh của thủ hiến bang. Nói chung không giao khu rừng lớn cho công ty. Chỉ có hai công ty được thuê đất và rừng với diện tích lớn hơn 150.000 ha để tổ chức các khu chế biến công nghiệp gỗ hoàn chỉnh từ khâu cung cấp nguyên liệu, chế biến xuất khẩu [36].
Chương 2
Thực Trạng Pháp Luật Về Xử Phạt VI Phạm Hành Chính TRONG Lĩnh Vực Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng