Kết hợp giữa cơ quan xử lý vi phạm với các thiết chế tự quản, giám sát ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 96 - 99)

- Nhóm các quy định về cưỡng chế hành chính: Nghị định số 37/2005/NĐCP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng

3.2.3. Kết hợp giữa cơ quan xử lý vi phạm với các thiết chế tự quản, giám sát ở địa phƣơng

giám sát ở địa phƣơng

Để đảm bảo mọi vi phạm hành chính được phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời, cần có sự kết hợp giữa cơ quan xử phạt vi phạm hành chính và các thiết chế tự quản, giám sát ở địa phương, vì dù mở rộng đến đâu chăng nữa, các chức danh có thẩm quyền xử phạt vẫn chỉ là số ít và chức năng cơ bản của cơ quan hành chính là tổ chức, điều hành chứ không phải là cưỡng chế, trừng phạt. Do đó, để phát hiện mọi vi phạm, cần có "tai mắt" của các thiết chế xã hội khác.

Cùng với Ban lâm nghiệp xã, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên định kỳ cùng sinh hoạt với các ban ấp, hội nghị nhân dân trong bản, động viên mọi người thực hiện đầy đủ những quy định cùng những cam kết thực hiện trong bản quy ước chung về bảo vệ rừng. Lập danh sách những đối tượng vi phạm báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân xã; đồng thời phối hợp với công an xã mời gọi đối tượng để cảnh cáo, răn đe giáo dục và làm cam kết không tái phạm (kể cả những trường hợp vi phạm đã được xử lý hành chính). Xây dựng nội dung tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng trình chủ tịch ủy ban nhân dân xã để thông qua trên phương tiện truyền thanh ở địa phương, đưa nội dung thông tin đến với nhân dân từng thôn bản.

Cùng với các chủ rừng, lực lượng địa phương thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, truy quét trong rừng, trong địa bàn dân cư nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, lập và chuyển hồ sơ vi phạm để xử lý theo thẩm quyền.

trách nhiệm và lợi ích trong hoạt động của các tổ chức này. Ví dụ, giao trực tiếp cho thôn, bản, buôn làng với chính sách khen thưởng động viên khi có thành tích trong từng lĩnh vực quản lý; hoặc giao cho các hội tự quản các công việc gắn liền lợi ích của việc bảo vệ rừng; tổ bảo vệ vừa được giao quản lý rừng, vừa bảo vệ, phát hiện vi phạm; các hộ gia đình được giao đất, khoán rừng.

Trong vi phạm cơ quan, tổ chức, thì vi phạm hành chính xảy ra có sự phát hiện của chính cơ quan, tổ chức đó. Nhưng trong cộng đồng dân cư, sự quản lý không thật sự chặt chẽ và mối quan hệ giữa các thành viên không khăng khít như trong một cơ quan, nên sự giám sát có phần khó khăn hơn nhiều. Nếu không trông mong vào sự tự giác và ý thức pháp luật của mỗi công dân, thì chỉ có thể trông chờ vào các thiết chế mang tính tự quản trong cộng đồng. Ví dụ, để quản lý và bảo vệ rừng, chúng ta thường giao cho các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh...trông nom và quản lý. Hơn ai hết, họ nắm rõ các hành vi của từng đối tượng ở địa phương, hoàn cảnh, dân tộc, lối sống, tập quán... Các tổ chức này không có thẩm quyền quản lý hành chính, nên không thể áp dụng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Phương pháp họ sử dụng là thuyết phục và nhắc nhở khi có các hiện tượng vi phạm, nếu không có hiệu quả thì trình báo với các cấp có thẩm quyền.

Chính vì vậy, để có mọi thông tin kịp thời về vi phạm hành chính, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường trực với các tổ chức tự quản này. Phương thức duy trì mối quan hệ có thể là mời đại diện tổ chức tự quản tham dự các hoạt động của cơ quan; thiết lập "đường dây nóng"; giao cho mỗi cán bộ giữ mối liên hệ với một địa bàn hay một tổ chức tự quản trong địa bàn...

Xử phạt vi phạm hành chính hiện hành cũng có những quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong xử phạt vi phạm

hành chính, như "các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc cơ quan, tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của đời sống xã hội..."

Tuy nhiên, để có sự gắn kết thực sự giữa các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính và các thiết chế, tổ chức cộng đồng, cũng như để sự gắn kết này được thực hiện trên thực tế, cần quy định cụ thể về trách nhiệm, vai trò của các thiết chế đó, phương thức phối hợp trong hoạt động giữa các bên trong phòng ngừa và xử phạt vi phạm hành chính.

Mặc dù vậy, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng là tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của nước ta rơi vào miền núi chiếm đa số. Nhất là từ khi Chính phủ có lệnh đóng cửa rừng, việc khai thác lâm sản được kiểm soát chặt chẽ, sức ép việc làm và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi gặp nhiều khó khăn. Lâu nay các chương trình dự án vào miền núi rất nhiều, nhưng do đầu tư dàn trải, tập trung công trình cộng đồng vừa khó quản lý lại bị thất thoát lớn. Nếu đầu tư thẳng vào hộ gia đình, do họ quản lý sử dụng. Mỗi hộ có ngôi nhà kiên cố, có một số đồ dùng sinh hoạt, một diện tích đất sản xuất. Nơi nào không có đất bằng sản xuất, mỗi tháng cấp bổ sung một cơ số lương thực và giao cho họ quản lý một diện tích rừng, nếu ai không quản lý, không bảo vệ tốt sẽ bị cắt mọi tiêu chuẩn.

Khi rừng của họ, họ sẽ có trách nhiệm, ngoài quản lý, bảo vệ, họ được khai thác các lâm sản phụ, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng nguyên liệu sẽ cho họ thêm thu nhập. Không ai yêu rừng và gắn bó với rừng, bằng bà con các dân tộc thiểu số miền núi; không ai có kinh nghiệm trồng rừng và bảo vệ rừng bằng họ. Khi họ đã có ăn, có mặc, có cái để nghe nhìn, họ sẽ yên tâm gắn bó với rừng, có đuổi họ đi khỏi rừng, họ cũng không đi, kiên quyết bám trụ lại.

Cách đầu tư này, sẽ tạo nên một đội ngũ công nhân lâm nghiệp giữ rừng "không lương" mà chỉ cần đầu tư ban đầu cho họ. Ngoài việc giữ rừng

còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, mà lực lượng tại chỗ không ai khác là nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số, đang ngày đêm giữ đất, giữ rừng.

Mục tiêu Đại hội X của Đảng đã đề ra, Việt Nam phấn đấu thoát nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chúng ta phải xác định đây là hai nhiệm vụ, sứ mạng lịch sử to lớn mà nhân dân trao gửi.

Khi mà những điểm mốc để chúng ta hoàn thành sứ mạng trên đã cận kề, thì câu hỏi: Làm gì để người miền núi thoát nghèo và yên tâm giữ rừng, giữ yên bờ cõi? đang đặt lên vai các nhà hoạch định chính sách xã hội phải giải đáp càng sớm, càng tốt. Vậy làm gì để người miền núi sống gắn bó với rừng, đang là câu hỏi khó, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu và giải đáp.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)