Thực trạng rừng Việt Nam và sự tàn phá rừng hiện nay

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 72 - 74)

- Nhóm các quy định về cưỡng chế hành chính: Nghị định số 37/2005/NĐCP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng

2.2.1. Thực trạng rừng Việt Nam và sự tàn phá rừng hiện nay

Diện tích rừng toàn cầu mỗi năm bị tàn phá nặng nề và ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, tình trạng này sẽ không giảm trong tương lai bởi giá lương thực và giá dầu thô tăng cao sẽ khiến rừng tiếp tục bị sử dụng trong việc lấy động, thực vật để chế biến thành lương thực, thực phẩm. Kéo theo đó, nhu cầu về gỗ và việc sản xuất gỗ sẽ tiếp tục tăng cùng với sự gia tăng của dân số và mức thu nhập người dân. Nạn phá rừng lấy đất sản xuất, làm nhà ở, nhất là nạn khai thác rừng lấy gỗ một cách bừa bãi và hiểm họa cháy rừng hiện làm cho trái đất ngày càng bị sa mạc hóa, nhiều động thực vật quý hiếm bị diệt chủng.

rừng toàn cầu, thì trong thời gian từ 2000 đến 2010, có 13 triệu hecta rừng đã bị hủy hoại. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, con số này là 16 triệu hecta. Diện tích trung bình rừng bị mất hàng năm là 5,2 triệu hecta, trong khi thập niên trước, con số này lên đến 8,3 triệu hecta [32].

Các chuyên gia khí tượng trên thế giới cho biết, nhiệt độ trung bình trên thế giới từ đầu năm 2007 đã cao hơn mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ là khoảng 0,720 OC, gây ra hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão tuyết và lũ lụt diễn ra trong những năm trở lại đây thường xuyên hơn. Phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho lượng CO2 tăng lên. Đây là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu và gây hiệu ứng nhà kính.

Sự tàn phá rừng ở các nơi trên thế giới đã gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. Mặc dù con người đã nhận thức được điều này, nhưng mỗi quốc gia có những biện pháp xử lý khác nhau tùy vào sự ý thức của người dân và tùy vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng quốc gia, cho nên hiện nay ở một số quốc gia tình trạng khai phá rừng vẫn còn xảy ra nghiêm trọng.

Những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực trồng lại rừng, ban hành luật và các quy định về đa dạng sinh học, gây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện trạng chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã vẫn là một vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt.

Độ che phủ rừng toàn quốc là 39,1%, diện tích các loại rừng của cả nước và của từng tỉnh tính đến hết 31/12/2009 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố chi tiết trong Quyết định 2140. Theo đó, đến hết ngày 31/12/2009, cả nước có 13.258.843 ha rừng với 10.339.305 ha rừng tự nhiên và 2.919.538 ha rừng trồng. Về phân chia theo 3 loại rừng, chúng ta có 1.999.915 ha rừng đặc dụng, chiếm 15,08%; rừng phòng hộ là 4.832.962 ha, chiếm 36,45%; rừng sản xuất là 6.288.246 ha, chiếm 47,42%; và 137.720 ha không thuộc 3 loại hình trên, chiếm 1,03% [6].

Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về diện tích là do bom đạn, chất độc hóa học trong thời kỳ chiến tranh, do tập quán sống du canh của một số dân tộc ở vùng cao, do cháy rừng, do khai phá rừng bừa bãi lấy gỗ, lấy đất canh tác.

Những năm qua, cùng với thế giới nạn phá rừng, mất rừng ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, hàng năm diện tích rừng càng bị thu hẹp. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hóa và làm nghèo đất. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 72 - 74)