- Nhóm các quy định về cưỡng chế hành chính: Nghị định số 37/2005/NĐCP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng
3.2.4. Sử dụng luật tục và hƣơng ƣớc vào việc quản lý rừng
Luật tục, hương ước đã từng là công cụ quản lý đời sống cộng đồng trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu tăng cường tính tự quản và sự đồng thuận xã hội, thì luật tục, hương ước của cộng đồng đang có tác động to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Bài viết không chỉ có giá trị tham khảo về vấn đề sử dụng luật tục, hương ước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng mà còn có thể gợi mở việc sử dụng luật tục, hương ước trên mọi lĩnh vực quản lý đời sống xã hội khác.
Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có tính bắt buộc trong phạm vi cộng đồng.
xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Quy ước bảo vệ rừng đã và đang có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bảo vệ rừng phát sinh trong đời sống ở cộng đồng dân cư, hỗ trợ pháp luật, lấp đầy các khoảng trống của pháp luật trong việc điều chỉnh các hành vi bảo vệ rừng. Quy ước bảo vệ rừng góp phần phục hồi những thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của các dân tộc ít người. Quy ước bảo vệ rừng cũng góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh trong nội bộ cộng đồng, duy trì trật tự, kỷ cương, an ninh thôn xóm, ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân có thu nhập chính đáng từ rừng, làm giàu chính đáng theo quy định của pháp luật. Quy ước bảo vệ rừng còn hỗ trợ phòng chống các tệ nạn xã hội, huy động nguồn đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi chung của cộng đồng, tạo quỹ để tái trang trải những chi phí cần thiết cho hoạt động bảo vệ rừng.
Quy ước bảo vệ rừng là ý chí, nguyện vọng thỏa thuận, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của cộng đồng. Nội dung các quy ước thường ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp pháp luật, phong tục, tập quán, đạo đức xã hội, điều kiện địa phương. Do vậy, hương ước, quy ước bảo vệ rừng có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dư luận cộng đồng, có tác dụng kiểm soát, đánh giá hành vi các cá nhân; định hướng hành vi cá nhân, hỗ trợ tích cực việc chấp hành pháp luật. Tuy hương ước, quy ước bảo vệ rừng không thể thay thế được pháp luật của nhà nước, nhưng không thể phủ nhận vai trò của hương ước, quy ước bảo vệ rừng trong mối quan hệ với pháp luật, đặc biệt là trong quá trình chúng ta đang đi tới thực hiện một nền dân chủ đầy đủ, hoàn thiện hơn. Với chủ trương xây dựng
nông thôn mới, thực hiện dân chủ ở cơ sở của nhà nước ta hiện nay, thì tính tự nguyện, tự quản của nhân dân trong việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng sẽ làm nên sự đa dạng, phong phú trong ổn định đời sống cộng đồng. Hương ước, quy ước bảo vệ rừng là sản phẩm của xã hội, là "sợi dây" nối liền, tạo sự gắn bó hơn giữa người dân và cộng đồng dân cư với nhà nước.
Để góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, chúng tôi cho rằng các cơ quan nhà nước cần rất quan tâm tới những giải pháp cơ bản để sử dụng luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng như một công cụ quản lý rừng có hiệu lực và hiệu quả sau: