Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 91 - 94)

- Nhóm các quy định về cưỡng chế hành chính: Nghị định số 37/2005/NĐCP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

quản lý và bảo vệ rừng

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phục vụ yêu cầu hội nhập, đảm bảo sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, đồng thời nhằm bảo vệ quyền con người.

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, thể hiện cụ thể bằng cách thay đổi thủ tục, tích cực rà soát lại nội dung điều khoản, phát hiện những nội dung không thống nhất giữa các văn bản, đặc biệt các văn bản quy định chi tiết, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế.

Rừng gắn liền với cuộc sống của trên 20 triệu người dân, đất lâm nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt, do vậy công tác bảo vệ rừng mang tính xã hội cao, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các

ngành và toàn quân, toàn dân, trong đó Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu cho chính quyền các cấp và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Thực hiện nhất quán chủ trương bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng; bảo vệ rừng gắn với phát triển, sử dụng rừng bền vững trên cơ sở duy trì diện tích lâm phần rừng ổn định, chú trọng bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ.

Trên thực tế hiện nay vi phạm hành chính diễn ra phức tạp, đa dạng nhưng hệ thống các biện pháp, hình thức xử phạt được quy định trong các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng lại rất nghèo nàn. Theo quy định pháp luật chỉ có 2 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, hai hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trong các hình thức trên thì hình thức phạt cảnh cáo ít được áp dụng hoặc nếu được áp dụng thì cũng mang tính hình thức, không thể hiện sự răn đe, giáo dục một cách nghiêm minh. Vì vậy, trong thực tiễn hình thức phạt tiền được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến, trên một khía cạnh nào đó nó còn bị lạm dụng.

Tăng mức tiền phạt đối với những hành vi vi phạm của các đối tượng chuyên nghiệp, quy mô lớn, giá trị cao, đối tượng bị xâm phạm là lâm sản, động thực vật thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm. Xem xét áp dụng hình thức xử phạt thay thế hợp lý đối với những vi phạm của các đối tượng là dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, hẻo lánh, kinh tế khó khăn. Trên thực tế, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng chủ yếu tập trung ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì việc áp dụng hình thức phạt tiền rất khó được thực hiện. Bởi thực tế người vi phạm không có khả năng nộp phạt, không có tài sản để thi hành, thậm chí không có nhà để tạm giữ dẫn đến

việc lúng túng trong việc xử phạt. Ngược lại đối với những hành vi vi phạm của các đối tượng chuyên nghiệp, quy mô lớn, giá trị cao, đối tượng bị xâm phạm là lâm sản, động thực vật thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm thì mức phạt tối đa theo quy định vẫn không đủ sức răn đe, giáo dục và tính nghiêm minh.

Nghiên cứu mở rộng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng trở lại những hình thức xử phạt hành chính như phạt giam hành chính,

phạt lao động công ích (trồng cây gây rừng, làm vệ sinh môi trường ở khu vực xảy ra vi phạm); nghiên cứu áp dụng những hình thức phạt mới cho phù hợp với điều kiện hiện nay như cấm đảm nhận trách nhiệm đối với những người có hành vi tham nhũng...

Xác định lại hình thức nào chỉ áp dụng phạt chính, hình thức nào chỉ áp dụng bổ sung và hình thức nào vừa áp dụng như là phạt chính vừa có thể áp dụng như là phạt bổ sung cũng như việc phạt bổ sung có nhất thiết phải gắn với phạt chính hay không? Phạt lao động công ích, cấm đảm nhận trách nhiệm chỉ áp dụng như là hình thức phạt chính; hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (hiện chỉ coi là hình thức phạt bổ sung).

Phân cấp cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý, trao cho các cấp có đủ điều kiện thực tiễn để xử lý; đồng thời xác định rõ thẩm quyền phù hợp cho từng chức danh trong xử phạt vi phạm hành chính. Làm được hai điều đó thì việc xử lý mới nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Thẩm quyền xử phạt hành chính cần được phân cấp mạnh hơn cho cấp cơ sở, kết hợp với cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để chống lạm quyền.

Tăng thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã (mức độ thẩm quyền tịch thu tang vật có giá trị cao hơn mức tiền phạt thuộc thẩm quyền của chức danh này) và bổ sung thẩm quyền này cho một số chức danh khác (Kiểm lâm viên, Bộ đội biên phòng, Thanh tra, Nhân viên Thuế vụ). Quy định cho tất cả các

chức danh có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Sửa đổi nguyên tắc về ủy quyền trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính hiện hành. Tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ được ủy quyền trong trường hợp vắng mặt và bằng văn bản, tuy nhiên tại Nghị định số 99/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ quy định tại Điều 25, những người có thẩm quyền theo quy định được ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền và phải thực hiện bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)