NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tựng hình sự việt nam (Trang 55)

II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46

3.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA

GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA

Việc xây dựng thủ tục rút gọn trong Luật TTHS ở nước ta hiện nay cần quán triệt đầy đủ những yêu cầu có tính nguyên tắc như sau:

- Bảo đảm thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về cải cách hoạt động tư pháp.

Theo quan điểm của Đảng ta, cải cách hoạt động tư pháp vừa phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý an toàn cho sự nghiệp phát triển đất nước, vừa phải khắc phục được tình trạng bắt, giam giữ, xử lý oan sai, thiếu công minh, chậm trễ kéo dài, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Việc nghiên cứu để qui định và thực hiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng là một nội dung quan trọng trong cải cách tư pháp đã được Đảng ta đề ra. (1)

Việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTHS phải được đặt trong mối quan hệ nhất quán với các nội dung cải cách khác về tư pháp như vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của VKSND, của TAND, Cơ quan điều tra vv... Theo tinh thần đó, thủ tục rút gọn phải được xây dựng đáp ứng được cả 2 yêu cầu: nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội.

- Bảo đảm các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự.

Các nguyên tắc chung của TTHS là những tư tưởng chỉ đạo phải được quán triệt xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật TTHS.

Các nguyên tắc chung đã nêu ở mục 1.2.1 (Chương 1) là những nguyên tắc đã được hình thành, phát triển, hoàn thiện trong lịch sử TTHS Việt Nam cần phải được quán triệt trong việc xây dựng thủ tục rút gọn.

- Bảo đảm giải quyết nhanh chóng các vụ án nhưng phải có tính khả thi. Điều này liên quan đến việc quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vừa phải đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, nhưng thời hạn đó phải đủ để các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ án đúng hạn luật định.

- Bảo đảm tính kế thừa và tính hiện đại.

Như đã trình bày tại mục 2.3 (Chương 2), trong lịch sử TTHS nước ta đã có những quy định tương đối đầy đủ về áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Những kinh nghiệm đó đã được thực tiễn kiểm nghiệm cần nghiên cứu kế thừa khi xây dựng chế định thủ tục rút gọn trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, trong hoàn cảnh mới tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi đặt ra yêu cầu cải cách tư pháp. Chúng ta cũng đã có điều kiện nghiên cứu một cách rộng rãi, sâu sắc những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này. Do vậy việc xây dựng lại thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS nước ta phải mang tính hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

- Bảo đảm sự nhất quán giữa chế định thủ tục rút gọn với các chế định khác của pháp luật TTHS và Luật hình sự.

Bảo đảm sự thống nhất giữa các chế định pháp luật trong một ngành luật, cũng như trong cả hệ thống pháp luật là một yêu cầu rất cơ bản trong công tác xây dựng pháp luật. Vấn đề này nhằm đảm bảo tính pháp chế cũng như tính hợp lý trong xây dựng và thực hiện pháp luật. Thủ tục rút gọn có liên quan đến các quy định khác trong Bộ luật TTHS , do vậy việc xây dựng nó không được mâu thuẫn với các chế định khác. Trong mối quan hệ với Bộ luật hình sự, vấn

đề cơ bản là các quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn phải phù hợp với các quy định về phân loại tội pham, các tội phạm cụ thể trong BLHS 1999.

- Hoàn thiện chế định thủ tục rút gọn là một quá trình

Một phần của tài liệu xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tựng hình sự việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)