II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46
2.3 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
DỰNG THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Về những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là những vấn đề lớn, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền là việc áp dụng pháp luật phải hiệu quả và kịp thời “application of law is efficient and timely” (1). Nếu công lý mà không được thực hiện kịp thời thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa, thậm chí có nhiều trường hợp sự chậm trễ đó làm cho công lý thực sự không còn ý nghĩa
(chẳng hạn một người được chứng minh là vô tội sau khi đã thụ án tử hình). Điều này rõ ràng là đúng nhất đối với lĩnh vực TTHS, bởi ở lĩnh vực này đụng chạm nhiều đến các quyền tự do thân thể, các quyền và lợi ích của công dân kể cả thủ phạm và nạn nhân. Thực tiễn đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, do bị chậm trễ của hoạt động tư pháp mà nhiều người bị bắt giam, giữ nhiều ngày mới được xác định là vô tội, phải trả tự do. Nhiều công dân đi kêu kiện về việc quyền và lợi ích của họ bị kẻ phạm tội xâm hại nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết kéo dài, quá hạn luật định không phải một hai ngày mà là hàng tháng, thậm chí nhiều năm trời. Trong cả hai trường hợp trên, dù cuối cùng các vụ án có thể vẫn được giải quyết thì trên thực tế các giá trị mà pháp luật cần bảo vệ cũng bị tổn hại nặng nề. Hơn nữa, khi các cơ quan bảo vệ công lý mà vi phạm về thời hạn giải quyết hoặc do không đủ điều kiện để giải quyết tất cả các vụ án một cách chính xác thì cũng không thể đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Việc pháp luật TTHS không được áp dụng một cách hiệu quả và kịp thời thường do các nguyên nhân: Thứ nhất là các cơ quan TTHS chưa có đủ nguồn lực về con người và các trang thiết bị; thứ hai là có một số thủ tục pháp lý rườm rà, không cần thiết đã làm cản trở việc giải quyết những vụ án lẽ ra có thể giải quyết nhanh chóng.
Mặt khác, đôi khi một số giá trị mà Nhà nước pháp quyền đề cao lại mâu thuẫn với mục đích giải quyết nhanh chóng các vụ việc: Chẳng hạn những vấn đề liên quan đến các quyền tố tụng được trao cho bị can, bị cáo cũng như các thủ tục đầy đủ, chặt chẽ là những giá trị quan trọng trong Nhà nước pháp quyền cần theo đuổi, nhưng chúng tạo ra những thủ tục dài dòng làm cho việc giải quyết các vụ việc pháp lý trở nên lâu hơn. Do vậy vấn đề là phải tạo ra một sự cân bằng ở mức độ cần thiết, sao cho việc giải quyết các vụ án hình sự vừa đảm bảo các quyền của bị can, bị cáo , vừa đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời
và do vậy sẽ đảm bảo được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc đổi mới thủ tục tố tụng, trong đó có xây dựng thủ tục rút gọn chính là hướng đi phù hợp với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.