MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ VIỆC TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tựng hình sự việt nam (Trang 89)

II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46

3.5 MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ VIỆC TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÖT GỌN TRONG TƯƠNG LA

GỌN TRONG TƯƠNG LAI

- Thủ tục xét xử sơ - chung thẩm trước đây đã được áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Với thủ tục này vụ án chỉ xét xử một lần và

bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo không có quyền kháng cáo. Trong các loại án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tính chất phức tạp và có mức hình phạt cao thì việc áp dụng thủ tục xét xử sơ - chung thẩm là không phù hợp, không đảm bảo các quyền của bị cáo nên đã được bãi bỏ trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, có mức hình phạt thấp, tính chất phạm tội đơn giản, rõ ràng về mặt chứng cứ thì việc áp dụng thủ tục xét xử sơ - chung thẩm là một hướng cần được nghiên cứu xem xét. Do tính chất của loại án được áp dụng thủ tục rút gọn như đã nêu trên nên khả năng xảy ra sai sót trong quá trình tố tụng là rất thấp và nếu có thì hậu quả không đáng kể nên nếu áp dụng thủ tục xét xử sơ - chung thẩm sẽ không có hạn chế như đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có mức hình phạt cao. Chúng tôi cũng không cho rằng nên áp dụng thủ tục xét xử sơ - chung thẩm đối với tất cả các vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn mà cần nghiên cứu phân loại, chỉ có thể áp dụng thủ tục này đối với những vụ án xét thấy không có ảnh hưởng hoặc nếu có thì cũng ảnh hưởng không đáng kể đến các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người liên quan khác.

- Cơ quan điều tra có thể trực tiếp truy tố bị can ra toà án nhưng có sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân.

Để có thể giản lược hơn nữa việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn có thể quy định cho phép cơ quan điều tra sau khi hoàn tất hồ sơ được quyền ra quyết định truy tố và chuyển thẳng hồ sơ cho Toà án xét xử mà không phải chuyển hồ sơ sang VKSND. Quyết định truy tố của cơ quan điều tra phải gửi cho VKSND để thực hiện việc phê chuẩn trước khi chuyển sang Toà án và gửi cho bị can. Nếu VKS không nhất trí thì quyết định truy tố của cơ quan điều tra không có giá trị pháp lý. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất: Vụ án không thuộc phạm vi, không đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phải chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trường hợp vụ án đúng phạm vi, đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn nhưng còn có sai sót thì

cơ quan điều tra phải tiếp tục bổ sung, khắc phục theo yêu cầu cụ thể của Viện kiểm sát.

Ở một số nước, trong những trường hợp nhất định, ngoài quyền tư tố thì quy định về quyền công tố không nhất thiết mọi vụ án đều do công tố viên ký cáo trạng mà có thể do “người được công tố viên uỷ quyền ký”(1)

hoặc do “công chức do thống đốc bang chỉ định” ký và trình bày trước toà(1). Pháp luật TTHS Hàn Quốc qui định trong thủ tục rút gọn cảnh sát có quyền truy tố bị can ra trước Toà án.

- Tổ chức Toà rút gọn trong Toà án khu vực. Nếu đề án xây dựng Toà án khu vực được thực hiện thì việc tổ chức Toà rút gọn trong Toà án khu vực là một phương án có tính khả thi nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giải quyết án.

(1) Xin xem : Bộ luật TTHS Malaysia, (điểm 1, điều 172) (1)

KẾT LUẬN

1 - Thủ tục rút gọn (Summary Procedure) trong TTHS được nhiều nước trên thế giới áp dụng do tính hiệu quả của nó trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Phạm vi, điều kiện và nội dung thủ tục rút gọn trong TTHS ở các nước không giống nhau nhưng đều có điểm chung là sự đơn giản hoá các thủ tục pháp lý do với thủ tục thông thường nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số loại án nhất định theo quy định của pháp luật TTHS của mỗi nước. Từ kết quả nghiên cứu chế định thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS của nhiều nước trên thế giới và của Việt Nam trước đây, tác giả đã cố gắng đưa ra một định nghĩa chung nhất về thủ tục này và làm rõ mục đích, ý nghĩa cũng như những khía cạnh hạn chế có thể có của nó.

2- Kết quả nghiên cứu trong bản luận văn đã làm rõ: trong các mô hình tố tụng phổ biến hiện nay đều có áp dụng thủ tục rút gọn và thủ tục rút gọn không trái với những mục tiêu mà các mô hình tố tụng trên thế giới theo đuổi; thủ tục rút gọn không những không ảnh hưởng tiêu cực đến các nguyên tắc chung của TTHS mà còn có tác động tích cực đến việc thực hiện các nguyên tắc đó .

3 - Thủ tục rút gọn đã được áp dụng trong tố tụng hình sự nước ta trước khi có BLTTHS và trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới. Những kinh nghiệm tiếp thu được rất đa dạng, phong phú về phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, những thủ tục có thể rút gọn được, các quy định liên quan khác như vấn đề áp dụng, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, vấn đề đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, các hình thức biểu hiện khác nhau của thủ tục rút gọn trong TTHS.

4- Việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là yêu cầu khách quan trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay vì nó đáp ứng được yêu cầu của tình hình kinh tế- xã hội, nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động tố tụng trong đấu tranh phòng ,chống tội phạm . Việc qui định và áp dụng thủ tục rút gọn trong

TTHS giúp cho việc áp dụng pháp luật hiệu quả và kịp thời trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

5- Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi xây dựng mô hình lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Mô hình này bao gồm các vấn đề về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong TTHS; điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTHS; nội dung thủ tục rút gọn trong TTHS và các thủ tục khác có liên quan đến việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.

.6 - Với phương châm xây dựng thủ tục rút gọn trong TTHS là một quá trình chúng tôi có đưa ra một số ý tưởng về tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thủ tục này trong tương lai như : Nghiên cứu áp dụng thủ tục xét xử sơ - chung thẩm trong thủ tục tố tụng hình sự rút gọn; rút gọn hơn nữa thủ tục bằng việc qui định Cơ quan điều tra truy tố bị can ra Toà với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát ; tổ chức Toà rút gọn nằm trong Toà án khu vực chuyên xét xử các vụ án theo thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một chế định lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của Tư pháp hình sự. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ đóng góp một phần khiêm tốn nào đó vào quá trình hoàn thiện pháp luật TTHS nước ta.

Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của TS Trần Văn Độ - người hướng dẫn khoa học , TSKH Lê Cảm, TS Nguyễn Ngọc Chí và tập thể các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội ; sự giúp đỡ về tư liệu, số liệu của Viện khoa học và Văn phòng tổng hợp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện khoa học xét xử- Toà án nhân dân tối cao ,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý- Bộ tư pháp; sự góp ý của các nhà chuyên môn khác về tố tụng hình sự. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó.

Một phần của tài liệu xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tựng hình sự việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)