II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46
2.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động TTHS hiện nay và yêu cầu xây dựng thủ tục rút gọn.
yêu cầu xây dựng thủ tục rút gọn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian vừa qua, hoạt động TTHS còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc. Có nhiều vấn đề nổi cộm, dư luận trong nhân dân rất quan tâm, báo chí nêu lên, được Quốc hội đưa ra trong các kỳ họp.
- Tình trạng án tồn đọng, giải quyết để quá hạn luật định.
Hàng năm, số lượng án lưu hạ do các cơ quan tiến hành tố tụng chưa giải quyết kịp là rất lớn (xin xem số liệu thống kê).
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Giai đoạn điều tra 13.147 14.657 15.080 15.343 11.865 Giai đoạn truy tố 2.918 2.915 2.488 2.263 1.749 Giai đoạn xét xử
+ Sơ thẩm 7.037 8.020 8.318 8.072 5.824 + Phúc thẩm 560 1.937 6.985(b/c) 8.395(b/c) 2.454
(1 )
Trong giai đoạn điều tra, số vụ chưa kết thúc điều tra do chưa phát hiện được bị can chiếm tỷ lệ khá lớn: Năm 1996: 826 vụ; năm 1997: 1.225 vụ; năm 1999: 1.388 vụ; năm 2000: 1.480 vụ.
Tình trạng án để quá hạn luật định xẩy ra khá phổ biến, nhất là ở giai đoạn xét xử. Điển hình như:
+ Năm 1996: Giai đoạn xét xử sơ thẩm: 1.392 vụ; phúc thẩm: 3.705 vụ. + Năm 1997: Giai đoạn xét xử sơ thẩm: 775 vụ; phúc thẩm: 10.084 vụ. + Năm 1998: Giai đoạn xét xử sơ thẩm: 346 vụ.
+ Năm 1999: Giai đoạn xét xử phúc thẩm: 3.873 vụ.
- Án phải đình chỉvà xét xử không có tội ở các giai đoạn rất lớn, trong đó nhiều trường hợp phải đình chỉ vì không có tội, thuộc trường hợp được miễn TTHS. Số liệu thống kê dưới đây phản ánh rõ thực trạng trên:
Các trường hợp đình chỉ 1996 1997 1998 1999 2000
- CA đình chỉ điều tra (vụ) 3.435 2.957 2.338 2.115 2.193 + Vì không có tội (bị can) 442 483 570 585 551 Trong đó có tạm giam 183 196 297 298 170 + Miễn TNHS (bị can) 3.630 3.019 2.046 1.569 1.976 Trong đó có tạm giam 1.512 1.179 905 647 636 + Lý do khác 886 903 786 1.104 - VKS đình chỉ (vụ) 3.013 2.643 2.774 2.358 2.608
+ Vì không có tội (bị can) 311 369 620 640 660 Trong đó có tạm giam 134 147 312 254 159 + Miễn TNHS (bị can) 4.740 3.848 4.138 3.694 3.648 Trong đó có tạm giam 1.523 1.272 1.257 1.117 1.026
+ Lý do khác 591 687 949 610 1.341 - TA đình chỉ xét xử (vụ) 213 189 385 257 595 - VKS rút QĐ truy tố 84 - TA XXST không có tội (b/c) 70 109 103 90 72 - Miễn HP và miễn TNHS 88 51 99 79 42 - XX PT không có tội (b/c) 43 69 (1 )
- Nhiều hồ sơ Toà án phải trả cho VKS hoặc VKS phải trả lại cho CQĐT để điều tra bổ sung làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án.(năm 1996 Toà án phải trả hồ sơ cho VKS: 1.453 vụ; năm 1997: 1.300 vụ; năm 1998: 1792 vụ; năm 1999: 1758 vụ; năm 2000: 1344 vụ; năm 2001: 941 vụ).
- Ngoài ra , việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong qúa trình tiến hành tố tụng còn xẩy ra nhiều trường hợp oan sai, giam giữ quá hạn luật định(VD Tạm giam quá hạn :!998: 1284,1999: 2198, 2000: 1436 đối tượng). Tình hình khiếu kiện trong lĩnh vực TTHS diễn ra rất phức tạp xuất phát từ những thiếu sót hạn chế nêu trên. Dưới đây là số liệu phản ánh tình hình khiếu nại về lĩnh vực TTHS.
Loại việc khiếu nại
(mới thụ lý) 1996 1997 1998 1999 2000
- Bắt giam, giữ 1.057 1.400 1.189 1.267 893 - Điều tra, truy tố 1.031 5.538 5.441 6.019 5.897 - Xét xử hình sự 8.618 2.463 2.446 7.685 8.618 - Thi hành án 290 1.092 978 1.140
- Các việc khác về HS 3.773 5.639 5.298 5.454 ( 1 )
Những hạn chế, vướng mắc nêu trên trong hoạt động TTHS có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân mang tính chủ quan thuộc về năng lực, phẩm chất, trình độ của những người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, về khách quan, tình trạng trên thể hiện sự “quá tải” do khối lượng công việc lớn mà các điều kiện về con người (số lượng), phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TTHS ở nước ta còn rất hạn chế. Hiện nay số lượng điều tra viên chưa đủ để thực hiện việc điều tra tất cả các vụ án hình sự xẩy ra. Chẳng hạn, số lượng điều tra viên trong các cơ quan Cảnh sát điều tra mới có 9.000 (thiếu khoảng 4.000 mới đáp ứng yêu cầu)( 2). Bộ Công an đánh giá: Cán bộ điều tra thiếu nghiêm trọng và đang bị quá sức trong thụ lý án điều tra. Tính bình quân cả nước mỗi điều tra viên thụ lý 15 vụ án/năm, có nơi tới 20 vụ án/năm (Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội ... ). Nếu tính trung bình mỗi điều tra viên thụ lý 7 - 8 vụ án/năm thì hiện thiếu tới 30 - 40% biên chế. (Báo cáo số 815/BCA ngày 5/8/1998 của Bộ Công an về tình hình công tác bắt giam giữ, thi hành án phạt tù và những chủ trương, giải pháp trong tình hình mới).
Số lượng thẩm phán, nhất là thẩm phán Toà án cấp huyện còn thiếu nghiêm trọng. Theo một kết quả điều tra của TS. Nguyễn Vĩnh Oánh - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội thì bình quân số lượng các vụ án mà thẩm phán ở thành phố Hà Nội (cấp quận, huyện) phải giải quyết là quá tải và điều này có liên quan chặt chẽ đến số lượng tồn đọng cũng như chất lượng xét xử (xin xem bảng).
(1) Nguồn : Số liệu thống kê của VKSNDTC các năm 1996,1997,1998,1999,2000 và báo cáo số 02/KSGGCT ngày 5/1/2001 của VKSNDTC về thực trạng tình hình bắt, giam gử, tạm giam người phạm tội hình sự, trách nhiệm và giải pháp của VKS.
(2) Số liệu từ nguồn: TGS. TS Đỗ Ngọc Quang trong sách Cơ quan điều tra, Thủ trưởng CQĐT và ĐTV trong Công an nhân dân. NXB CAND 2000 trang 193.
Toà án nhân dân Số T/P tham gia xét xử
Giải quyết Sửa Huỷ
Bình quân T/P năm T/P xét xử án hình sự cao nhất H. Bà Trưng 15 1368/1382 55 03 91,2 244 việc/năm Đống Đa 18 1373/1418 37 02 76,2 206 việc/năm Hoàn Kiếm 13 863/981 27 08 66,4 121 việc/năm Ba Đình 15 725/743 23 05 48,3 112 việc/năm Gia Lâm 8 638/663 31 13 79,7 196 việc/năm Thanh Trì 10 504/510 12 02 50,4 68 việc/năm Thanh Xuân 7 453/469 09 01 64,7 90 việc/năm Đông Anh 8 410/410 29 04 51,2 71 việc/năm Cầu Giấy 6 30/30 02 01 50,5 64 việc/năm Từ Liêm 4 297/301 25 02 74,2 129 việc/năm Tây Hồ 7 290/294 09 01 41,4 82 việc/năm Sóc Sơn 5 192/198 08 00 38,4 79 việc/năm
(1 )
Qua số liệu trên , ngoại trừ một vài ngoại lệ, về cơ bản số lượng án/1 thẩm phán càng lớn thì số án để tồn đọng, tỷ lệ án giải quyết sai (phải sửa, huỷ án) càng cao.
Đối với VKS tình hình thiếu cán bộ, KSV cũng xẩy ra tương tự như các Cơ quan Điều tra, Toà án đã nêu trên.
Ngoài ra, sự thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện vật chất cũng là nguyên nhân khách quan làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhưng có một nguyên nhân liên quan chặt chẽ đến những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động TTHS nói trên là thủ tục tố tụng hình sự hiện hành chưa linh hoạt, tất cả các vụ án xẩy ra đều phải tuân theo một trình tự thủ tục giải quyết như nhau bất kể vụ án đó thuộc loại nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, phức tạp hay đơn giản rõ ràng về mặt chứng cứ. Do các cơ quan tiến hành tố tụng phải giành quá nhiều thời gian, công sức một cách không cần thiết để giải quyết các vụ án hình sự nhỏ, đơn giản, rõ ràng nên không có đủ thời gian để giải quyết tất cả các vụ án (cả án phức tạp lẫn án đơn giản), để án tồn đọng, kéo dài quá hạn, chất lượng giải quyết án không đảm bảo nên có nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí oan sai như đã nêu trên. Bên cạnh đó, do không đủ thời gian, con người phương tiện nên nhiều trường hợp phải chịu tạm giam lâu ngày mới được xác định là vô tội hoặc thuộc trường hợp được miễn TNHS .
Như vậy, nếu có thủ tục tố tụng rút gọn để giải quyết các vụ án đơn giản, rõ ràng (chiếm số lượng rất lớn trong tổng số án ) thì đó sẽ là một giải pháp rất hiệu quả để góp phần khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết hiện nay trong hoạt động TTHS.