Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và tòa án. Đây chính là điểm khó nhất trong các quy định pháp luật về xác định hành vi vi phạm bản quyền tác giả.
Một hành vi được coi là vi phạm bản quyền của một tác phẩm nếu: i) Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền;
ii) Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu;
iii) Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết
quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm) [22].
Theo quy định tại Điều 501 Luật Quyền tác giả thì:
Bất kỳ người nào mà xâm phạm bất kỳ quyền độc quyền nào của chủ sở hữu quyền tác giả như quy định tại các điều 106 tới 118 hoặc của các tác giả như quy định tại Điều 106 A(a) hoặc người mà nhập khẩu các bản sao hoặc bản ghi vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vi phạm Điều 602, là người vi phạm bản quyền hoặc quyền của tác giả [6]. Thuật ngữ "bất kỳ người nào" được giải thích bao hàm bao hàm bất kỳ bang, các cơ quan nhà nước của bang, và công chức hoặc nhân viên nhà nước của bang hoặc cơ quan quản lý nhà nước của bang.
Trên cơ sở quy định này có thể hiểu: Xâm phạm quyền tác giả là hành vi của cá nhân, tổ chức xâm phạm tới bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả được bảo hộ bởi pháp luật Hoa Kỳ.
Chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng quyền độc quyền theo quyền tác giả tác phẩm được hưởng quyền, tùy thuộc vào các yêu cầu của Điều 411, có quyền tiến hành khiếu kiện đối với bất kỳ sự vi phạm quyền cụ thể đó bị phát
hiện trong khi người này sở hữu quyền đó. Tòa án có thể yêu cầu người này gửi thông báo bằng văn bản về khiếu kiện đó với bản sao đơn kiện cho bất kỳ người nào, thông qua hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả hoặc các tài liệu khác, chứng minh là có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó, và sẽ yêu cầu là thông báo này được gửi tới bất kỳ người nào mà lợi ích của họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong vụ việc đó. Tòa án có thể yêu cầu bị đơn liên quan, và cho phép can thiệp, của bất kỳ người nào có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó.
Ngoài ra, Luật bản quyền tác giả Hoa Kỳ còn quy định chi tiết các biện pháp thực thi chống vi phạm bao gồm:
Một là, các lệnh của Tòa án (Điều 502). Theo Điều luật này, bất kỳ Tòa án nào có thẩm quyền xét xử về kiện dân sự phát sinh theo điều luật này, tùy thuộc vào các quy định tại Điều 1498 của Điều luật số 28, có thể ra lệnh tạm thời hoặc cuối cùng về các điều khoản và điều kiện mà có thể được coi là hợp lý để ngăn chặn hoặc ngăn ngừa xâm phạm quyền tác giả. Bất kỳ lệnh này có thể được gửi tới bất kỳ nơi nào thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đến người có liên quan; lệnh này sẽ có hiệu lực trên toàn bộ phạm vi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và sẽ có khả năng thi hành thông qua các thủ tục thi hành đối với việc thiếu tôn trọng quyết định của tòa hoặc các trường hợp khác, bởi bất kỳ Tòa án nào của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thẩm quyền xét xử đối với người đó. Thư ký Tòa án ra lệnh, khi được yêu cầu của bất kỳ Tòa án nào khác mà sự thi hành lệnh đó đã được gửi, sẽ chuyển trực tiếp tới Tòa án này bản sao có xác nhận trên tất cả các trang trong hồ sơ của vụ án tại văn phòng của thư ký đó.
Hai là, tịch thu và xử lý đồ vật vi phạm (Điều 503). Luật bản quyền tác giả hoa Kỳ quy định rõ: vào bất kỳ thời điểm nào mà vụ việc kiện theo điều luật nào đang trong giai đoạn giải quyết, Tòa án có thể ra lệnh tịch thu, dựa trên những điều kiện và điều khoản mà có thể được coi là hợp lý, tất cả các bản sao hoặc bản ghi bị kiện là đã được làm hoặc đã được sử dụng xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu các quyền độc quyền, và tất các các khuôn in, khuôn đúc,
khuôn cối, đầu máy, băng, phim âm bản, hoặc các đồ vật khác mà nhờ chúng các bản sao hoặc bản ghi có thể được tái bản. Như một phần của quyết định hoặc bản án trung thẩm, Tòa án có thể ra lệnh phá hủy hoặc xử lý thích hợp khác tất cả các bản sao hoặc bản ghi bị phát hiện là đã được làm hoặc đã được sử dụng xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu các quyền độc quyền, và tất cả các khuôn in, khuôn đúc, khuôn cối, đầu máy, băng, phim âm bản, hoặc các đồ vật khác mà bằng phương tiện đó các bản sao hoặc bản ghi có thể được tái bản.
Ba là, bồi thường thiệt hại và lợi nhuận (Điều 504). Ngoại trừ quy định khác tại Điều luật này, người xâm phạm quyền tác giả có nghĩa vụ bồi thường hoặc là: (1). Thiệt hại thực tế của Chủ sở hữu quyền tác giả và bất kỳ khoản lợi nhuận tăng thêm nào của người xâm phạm như quy định tại Khoản (b) Điều 504; hoặc (2). Thiệt hại theo luật như quy định tại Khoản (c) Điều 504. Thiệt hại thực tế và các khoản lợi nhuận: chủ sở hữu quyền tác giả có quyền thu hồi những khoản thiệt hại thực tế mà mình phải chịu do hệ quả của sự xâm phạm, và bất kỳ khoản lợi nhuận nào của người vi phạm mà có thể quy kết là do sự xâm phạm và chưa được tính đến khi xác định thiệt hại thực tế. Trong việc xác định lợi nhuận của người vi phạm, chủ sở hữu quyền tác giả được yêu cầu chỉ đưa ra bằng chứng về thu nhập ròng của người vi phạm và người vi phạm được yêu cầu chứng minh các khoản chi phí có thể khấu trừ của mình và các phần lợi nhuận có thể quy kết là do các nhân tố khác không phải là từ tác phẩm được bảo hộ.
Bồi thường thiệt hại theo luật. Ngoại trừ quy định tại Điểm (2) của Khoản này, chủ sở hữu quyền tác giả có thể lựa chọn, vào bất kỳ thời điểm nào trước khi quyết định chung thẩm được đưa ra, việc đòi, thay vì các khoản thiệt hại thực tế và lợi nhuận, các khoản phạt bồi thường thiệt hại theo luật đối với tất cả sự xâm phạm bao hàm trong vụ kiện đó, đối với bất kỳ một tác phẩm nào mà về các khoản phạt bồi thường này bất kỳ một người vi phạm phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc bất kỳ hai hoặc nhiều người vi phạm nào phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần độc lập, một khoản tiền không ít
hơn $500 hoặc không vượt quá $20.000 như xét xử công bằng của Tòa án. Trong phạm vi của khoản này, tất cả các phần của tác phẩm hợp tuyển hoặc tác phẩm phái sinh tạo thành một tác phẩm.
Trong trường hợp mà chủ sở hữu quyền tác giả chịu trách nhiệm chứng minh và Tòa án thấy là sự xâm phạm này đã thực hiện một cách cố ý, Tòa án trong phán quyết của mình có thể tăng mức phạt bồi thường thiệt hại theo luật lên một khoản không vượt quá $100.000. Trong trường hợp mà người vi phạm chịu trách nhiệm chứng minh, và Tòa án thấy là người vi phạm này đã không nhận thức được và không có lý do nào để xác định là các hành vi của mình cấu thành sự xâm phạm quyền tác giả, Tòa án trong phán quyết của mình có thể giảm mức phạt bồi thường thiệt hại một khoản không ít hơn $200. Tòa án sẽ đình chỉ các khoản bồi thường thiệt hại theo luật trong bất kỳ trường hợp nào mà người vi phạm tin là hoặc có cơ sở hợp lý để tin là việc sử dụng tác phẩm được bảo hộ của mình là sử dụng hợp lý theo Điều 107, nếu người vi phạm này là: (i) người làm công hoặc đại diện của một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, Thư Viện, cơ quan lưu trữ hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình hoặc của tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, Thư viện, cơ quan lưu trữ đó mà đã xâm phạm thông qua việc tái bản tác phẩm dưới dạng các bản sao hoặc bản ghi; hoặc (ii) một tổ chức phát sóng công cộng hoặc một người mà, như một phần thông thường của các hoạt động phi lợi nhuận của tổ chức phát sóng (như quy định tại Khoản (g) của Điều 118) đã xâm phạm thông qua việc trình diễn một tác phẩm văn học phi kịch nghệ đã công bố hoặc thông qua việc tái bản chương trình phát sóng bao hàm sự trình diễn tác phẩm đó.
Bốn là, chi phí tố tụng và lệ phí luật sư (Điều 505). Trong bất kỳ vụ khởi kiện dân sự nào theo Điều luật này, Tòa án trong phán quyết của mình có thể cho phép thu hồi toàn bộ chi phí bởi hoặc đối với bất kỳ bên thứ ba nào khác không phải là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc công chức của họ. Ngoại trừ quy định khác tại điều luật này, Tòa án cũng có thể quyết định khoản lệ phí luật sư hợp lý đối với bên thắng kiện như là một phần của chi phí tố tụng.
Năm là, các hình phạt hình sự (Điều 506). Luật bản quyền tác giả Hoa Kỳ xác định vi phạm mang tính chất hình sự là bất kỳ người nào mà xâm phạm một cách cố ý quyền tác giả phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận thương mại hoặc giành các mục tiêu tài chính cá nhân sẽ bị phạt tù theo quy định của Điều 2319 của Điều luật số 28. Theo điều luật này, người nào vi phạm hình sự quyền tác giả sẽ bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt một khoản tiền, hoặc cả hai hình phạt. Trong trường hợp tái phạm, người vi phạm bản quyền có thể bị phạt tù đến 10 năm, hoặc bị phạt tiền, hoặc áp dụng cả hai hình phạt.
Cùng với hình phạt nêu trên, Tòa án theo thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tịch thu và tiêu hủy: Tòa án theo thẩm quyền xét xử của mình, cùng với hình phạt được quy định trong đó, sẽ ra lệnh tịch thu và tiêu hủy hoặc xử lý khác tất cả các bản sao hoặc bản ghi vi phạm và tất cả những công cụ, phương tiện hoặc thiết bị được sử dụng trong việc sản xuất các bản sao hoặc bản ghi vi phạm đó.
- Gian lận trong ký hiệu quyền tác giả: bất kỳ người nào mà, với ý định lừa dối, in trên bất kỳ đồ vật nào một ký hiệu quyền tác giả hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự mà người này biết sự lừa dối đó, hoặc người mà, với ý định lừa dối, phân phối tới công chúng hoặc nhập khẩu để phân phối tới công chúng bất kỳ đồ vật nào mang ký hiệu hoặc cụm từ như vậy mà người này biết sự lừa dối đó, sẽ bị phạt không vượt quá $2.500
- Gian lận trong việc xóa bỏ ký hiệu quyền tác giả: bất kỳ người nào mà, với ý định lừa dối, xóa bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ ký hiệu quyền tác giả nào trên bản sao của một tác phẩm được bảo hộ sẽ bị phạt không vượt quá $2.500. - Gian lận trong việc trình bầy: bất kỳ người nào mà biết rằng là tạo ra gian dối trong việc trình bày về sự thật tư liệu sử dụng trong việc nộp đơn đăng ký quyền tác giả theo quy định tại Điều 409, hoặc trong bất kỳ một tuyên bố bằng văn bản nào được nộp liên quan tới đơn đăng ký đó, sẽ bị phạt không quá $2.500.
Đối với các hình phạt như ghi và buôn bán bản ghi âm và các băng video âm nhạc của các buổi biểu diễn nhạc sống không được phép. Điều 2319A, Mục số 18, Bộ luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (có tiêu đề là Hình phạt và các thủ tục tố tụng hình sự) cũng áp dụng hình phạt tù (lên tới 10 năm) và phạt tiền tới $250.000. Đồng thời, hình phạt tịch thu và phá hủy đối với bất kỳ bản sao hoặc bản ghi cũng như các khuôn đúc, khuôn in, khuôn cối, đĩa master, băng, phim âm bản mà thông qua chúng, các bản ghi hoặc bản sao có thể được tạo ra. Tòa án cũng có thể ra lệnh tịch thu và tịch biên các bản sao hoặc bản ghi của buổi trình diễn nhạc sống được ghi ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ mà không được sự đồng ý của người trình diễn. Các bản sao hoặc bản ghi thuộc đối tượng tịch biên hoặc tịch thu tại Hoa Kỳ theo qui định tương tự như các tài sản được nhập khẩu vi phạm Luật Hải quan Hoa Kỳ. Việc áp dụng thủ tục tịch biên, tịch thu và tiêu hủy có thể đối với cả tầu thuyền, xe cộ, máy móc và hành lý xách tay được sử dụng vào việc vi phạm Luật Bản quyền và Luật Hải quan Hoa Kỳ. Đối với các hành vi vi phạm mang tính chất hình sự khác như: gian lận trong tác quyền (in trên bất kỳ đồ vật nào một ký hiệu quyền tác giả với ý định lừa dối, phân phối tới công chúng hoặc nhập khẩu, nhập khẩu để phân phối tới công chúng); gian lận trong việc xóa bỏ ký hiệu quyền tác giả (xóa bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ ký hiệu quyền tác giả nào trên bản sao của một tác phẩm với ý định lừa dối); gian lận trong việc trình bầy (tạo ra gian dối trong việc trình bày về sự thật tư liệu sử dụng trong việc nộp đơn đăng ký quyền tác giả)… đều có thể bị phạt tới $2,500.
Sáu là, cấm nhập khẩu và phân phối: Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ dành Chương 6 với 3 điều (Điều 601 đến 603) nhằm qui định việc cấm sản xuất, nhập khẩu và phân phối các bản sao và bản ghi tại Hoa Kỳ.
Việc cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ các bản sao hoặc bản ghi của tác phẩm mà không được phép của Chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm độc