Những nét đặc trưng của công nghệ số có liên quan đến bản quyền

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ (Trang 91)

của việc bảo vệ những tác phẩm của họ trước những kẻ xâm phạm bản quyền.

Như vậy, việc bảo hộ bản quyền tác giả có mối liên hệ trực tiếp tới sự phát triển nền văn hóa của từng quốc gia, khu vực cũng như trên toàn thế giới. Do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả cần phải được đặt trong các môi trường văn hóa đặc thù của từng quốc gia, nhằm từng bước hình thành nét văn hóa tôn trọng bản quyền trong việc khai thác, sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

3.2.6. Giải quyết những thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số - nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền tác giả trong đại kỹ thuật số - nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay

Kể từ khi ra đời đến nay, luật bản quyền đã thích ứng với những thay đổi về công nghệ. Ngày nay, những thay đổi được nói đến nhiều nhất đều liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số, mạng truyền thông số hóa như mạng Internet và máy tính cá nhân. Những công nghệ ấy, giống như nhiều phát minh khác, bên cạnh nhiều ích lợi cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho những ai sử dụng và khai thác quyền tác giả của các cuốn sách, bản nhạc, kịch bản phim hay các trang web. Tuy nhiên, chúng cũng đơn thuần chỉ là một bước đi trong quá trình thích nghi liên tục và thể hiện lịch sử hình thành và phát triển của luật bản quyền.

3.2.6.1. Những nét đặc trưng của công nghệ số có liên quan đến bản quyền bản quyền

Những công nghệ cần được điều chỉnh bởi luật bản quyền đều là những ứng dụng kỹ thuật liên quan tới việc lưu trữ và chuyển giao quyền tác giả. Những công nghệ này liên quan tới luật bản quyền dưới nhiều phương diện được liệt kê dưới đây:

Dễ dàng sao chép: Một tác phẩm khi đã được số hóa có thể sao chép

một cách dễ dàng, nhanh chóng, chi phí thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo. Mỗi bản copy lại tiếp tục được sao thành nhiều bản khác mà vẫn giữ nguyên

chất lượng ban đầu. Như vậy chỉ cần một bản copy thôi cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người. Chúng ta đã từng được chứng kiến những đĩa nhạc CD từ những năm 80, 90 được sao chép thành hàng tỉ bản và trở nên phổ biến như thế nào trên mạng Internet trong những năm gần đây.

Dễ dàng phổ biến: Mạng số hóa toàn cầu cho phép phổ biến tác phẩm

dưới dạng số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Giống như phát thanh truyền hình, mạng kỹ thuật số cho phép từ một trung tâm có thể truyền phát tới hàng triệu cá nhân (mặc dù có điểm khác biệt ở đây là các tác phẩm số hóa không nhất thiết phải đến tay người nhận cùng một lúc). Tuy nhiên, mạng số hóa còn cho phép mỗi cá nhân có thể trở thành chủ thể truyền phát, khiến cho số lượng phân phối tăng theo theo cấp số nhân, đôi khi gọi là hiệu ứng virus.

Dễ dàng lưu trữ: Có thể lưu trữ một dung lượng lớn các thông tin số

hóa, và mỗi năm giới hạn dung lượng đó lại được mở rộng ra rất nhiều. Chưa bao giờ một khối lượng lớn thông tin lại có thể được lưu trữ trong một không gian ngày càng nhỏ như ngày nay. Đầu thập kỷ 90, những chiếc đĩa CD với dung lượng trên 600 megabytes đã được những kẻ làm băng đĩa giả sử dụng tràn lan và thu được lợi nhuận lên đến hàng triệu đô-la. Giờ đây, một thiết bị nghe nhạc di động chỉ to bằng hộp thuốc lá cũng có thể chứa được một khối lượng thông tin lớn gấp 70 lần (khoảng 10.000 bài hát).

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)