b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm
2.1.2 Tổ chức cơ quan công tố sau cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất (năm 1950) đến trước khi thành lập Viện Công tố độc lập (năm 1958)
1950) đến trước khi thành lập Viện Công tố độc lập (năm 1958)
Vào đầu những năm 1950, trong xã hội hình thành nhiều luồng tư tưởng về tư pháp, trong đó điển hình là cuộc tranh cãi giữa hai luồng tư tưởng: Một là tư tưởng tư pháp tư sản, cho rằng tư pháp phải tách rời chính trị; hai là tư tưởng tư pháp cách mạng, cho rằng tư pháp phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không thể xây dựng một nền tư pháp tách rời chính trị.
Trước tình hình đó, yêu cầu của cuộc cách mạng đặt ra là phải xây dựng một Nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng một nền tư pháp mới, nền tư pháp phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân được đặt ra hết sức cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nền tư pháp cách mạng trong thiết chế Nhà nước dân chủ nhân dân, tháng 3 năm 1950, Bộ tư pháp mở Hội nghị cải
cách tư pháp lần thứ nhất tại thôn Đồng Min, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian 10 ngày. Hội nghị đã tập trung thảo luận những vấn đề quan trong như nội dung của cải cách tư pháp, pháp luật tố tụng và việc thành lập Toà án nhân dân vùng tạm chiếm ... Trên cơ sở kết quả của Hội nghị cải cách tư pháp năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 quy định mối liên hệ giữa Uỷ ban kháng chiến hành chính với các cơ quan chuyên môn. Vị trí, thẩm quyền và tổ chức bộ máy của cơ quan công tố, theo sắc lệnh này, được quy định như sau:
- Vị trí của cơ quan công tố, so với các quy định được ban hành trước cuộc cải cách tư pháp năm 1950, về cơ bản không thay đổi, vẫn được tổ chức trong hệ thống Toà án.
- Về thẩm quyền trong giải quyết việc hộ, trước đây, với quan niệm việc hộ thường chỉ có lợi hoặc có hại cho tư nhân, không ảnh hưởng tới xã hội, nên Công tố viện tham gia hạn chế vào quá trình giải quyết việc hộ. Sau cuộc cải cách tư pháp năm 1950, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có thay đổi khi nhìn nhận vấn đề này, theo đó tăng cường vai trò của Công tố viện tham gia giải quyết việc hộ, cụ thể là tiếp tục khẳng định Viện Công tố có quyền kháng cáo việc hộ; đối với những biên bản hoà giải thành, pháp luật quy định có hiệu lực ngay, nhưng Biện lý có thẩm quyền xem xét biên bản hoà giải thành và trong trường hợp phát hiện thoả thuận đó xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền kháng cáo, yêu cầu Toà án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nội dung hai bên đã thoả thuận.
Về thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hình sự, pháp luật giao thẩm quyền cho Biện lý có quyền xem xét hồ sơ vụ án có cần phải thẩm cứu thêm hay không, Biện lý chỉ giao hồ sơ sang Phòng dự thẩm để thẩm cứu khi xét thấy thật cần thiết, chứ không phải trong mọi trường hợp Biện lý bắt buộc phải chuyển hồ sơ sang Phòng dự thẩm để thẩm cứu một số việc hình sự, mặc
dù xét thấy không cần thiết, như quy định tại điều 23, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946.
Về mối quan hệ giữa Uỷ ban kháng chiến với Công tố viện, Uỷ ban kháng chiến hành chính có thể ra mệnh lệnh cho ngành Công tố, đây có thể là mệnh lệnh chung về đường lối công tố trong một thời gian nhất định hoặc mệnh lệnh riêng về từng vụ việc. Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp có quyền điều khiển Công tố viện trong địa hạt trước các Toà án thường cũng như trước các Toà án đặc biệt. Đại diện ngành công tố phải tuân theo mệnh lệnh của Uỷ ban kháng chiến hành chính.
Trong công tác kiểm sát việc giam giữ, Sắc lệnh số 150-SL ngày 07/11/1950 quy định: Ban giám thị đặt dưới quyền kiểm soát của Công tố uỷ viên tỉnh hoặc liên khu. Ban giám thị phải báo cáo lên Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh hoặc liên khu, đồng thời báo cáo lên Công tố viên cấp tương đương. Công tố uỷ viên có quyền gia hạn giam cứu và ra lệnh tha.
Trong công tác thi hành án, Biện lý có thẩm quyền giám sát Thẩm phán Toà án huyện thi hành các bản án hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Trong việc phát mại bất động sản, Biện lý có quyền chỉ định một Thẩm phán huyện phát mại để đảm bảo công bằng.