Thực trạng về Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 78)

b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm

2.3Thực trạng về Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội.

hình sự tại thành phố Hà Nội.

VKSND thành phố Hà Nội là một đơn vị thuộc hệ thống ngành kiểm sát nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo các quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn thành phố.

Hoạt động của VKSND thành phố Hà Nội vừa chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao, vừa chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Viện trưởng VKS thành phố có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan của thành phố, như Tòa án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc … để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;

tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.

Hiện tại, tổng biên chế của Ngành kiểm sát Hà Nội, bao gồm 14 phòng nghiệp vụ và 29 đơn vị quận, huyện (tính đến thời điểm tháng 7/2011) là 750 người (ở cấp thành phố là 221 người và ở cấp quận, huyện là 529 người), gồm 148 KSV trung cấp và 321 KSV sơ cấp. Trong đó, số cán bộ, KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bao gồm 04 phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở cấp tỉnh là Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ (phòng 1), Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (phòng 1A), Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (phòng 1B), Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án An ninh - ma tuý (phòng 2) và 29 VKS quận, huyện là gần 400 người, trong đó, ở VKS thành phố là 79, còn ở VKSND cấp huyện là hơn 300 người.

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của VKSND thành phố Hà Nội thì: * Trong năm 2005, toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 4.996 vụ án hình sự/ 7.202 bị can, trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 1.698 vụ / 2071 bị can (tăng 224 vụ/ 496 bị can so với năm 2004)

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 2.235 vụ/ 2.971 bị can

- Tội phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội là 1.063 vụ/ 2.160 bị can VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 4.493 vụ án/ 6.567 bị cáo (trong đó cấp thành phố xét xử 492 vụ án/ 970 bị cáo; cấp quận huyện xét xử 4001 vụ án/ 5597 bị cáo). Có 211 bị

cáo Toà xử khác với mức đề nghị của VKS, chiếm tỷ lệ  3,2%; VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 32 vụ án/ 50 bị cáo ( 0,8%).

Toà án đã trả cho VKS 280 vụ án để điều tra bổ sung, trong đó có 159 vụ án được VKS chấp nhận (chiếm tỷ lệ  4% trong tổng số án thụ lý xét xử). Trong đó, số vụ án phải điều tra bổ sung về chứng cứ là 78 vụ; bổ sung về tố tụng là 22 vụ và các lý do khác là 59 vụ.

Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội.

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 587 vụ án/ 720 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 295 vụ án/ 324 bị cáo (do VKS rút kháng nghị và bị cáo rút kháng cáo), chiếm tỷ lệ  45%; Trong số vụ án đưa xét xử phúc thẩm, Toà tuyên y án đối với 202 bị cáo ( 55%); sửa án sơ thẩm đối với 147 bị cáo ( 42%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 12 bị cáo ( 02%);

* Trong năm 2006, toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 5.551vụ án hình sự/ 8.203 bị can (tăng 555 vụ/ 1001 bị can so với năm 2005), trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 1.745 vụ án / 2.091 bị can (tăng 47 vụ/ 20 bị can so với năm 2005);

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 2.613 vụ/ 3.704 bị can (tăng 378 vụ/ 733 bị can so với năm 2005);

- Tội phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội là 1.193 vụ/ 2.408 bị can (tăng 130 vụ/ 248 bị can so với năm 2005);

VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 5.288 vụ án/ 7.979 bị cáo (tăng 795 vụ/ 1412 bị can so với năm 2005); Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội. Toà án đã trả cho VKS 347 vụ án để điều tra bổ

sung, trong đó có 205 vụ án được VKS chấp nhận (chiếm tỷ lệ  3,88% trong tổng số án thụ lý xét xử).

VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 50 vụ án/ 76 bị cáo ( 0,95%).

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 734 vụ án/ 906 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 350 vụ án/ 402 bị cáo, chiếm tỷ lệ 

44,37%; Trong số vụ án đưa xét xử phúc thẩm, Toà tuyên y án đối với 248 bị cáo ( 49,21%); sửa án sơ thẩm đối với 71 bị cáo ( 14,09%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 08 bị cáo ( 1,59%);

* Trong năm 2007, toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 5.023 vụ án hình sự/ 7.509 bị can (giảm 528 vụ/ 694 bị can so với năm 2005), trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 1.597 vụ án / 1.911 bị can (giảm 148 vụ/ 180 bị can so với năm 2006);

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 2.212 vụ/ 3.061 bị can (giảm 401 vụ/ 643 bị can so với năm 2006);

- Tội phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội là 1.210 vụ/ 2.529 bị can (tăng 17 vụ/ 121 bị can so với năm 2006);

VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 4.902 vụ án/ 7.856 bị cáo; VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 38 vụ án/ 52 bị cáo ( 0,66%). Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội. Toà án đã trả cho VKS 353 vụ án để điều tra bổ sung, trong đó có 218 vụ án được VKS chấp nhận (chiếm tỷ lệ  4,44% trong tổng số án thụ lý xét xử).

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 740 vụ án/ 969 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 346 vụ án/ 399 bị cáo, chiếm tỷ lệ 

vụ/ 312 bị cáo ( 32,19%); sửa án sơ thẩm đối với 251 bị cáo ( 25,9%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 07 bị cáo ( 0,72%);

* Trong năm 2008 (là năm có sự sáp nhập tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội), toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 7.073vụ án hình sự/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11.211 bị can, trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 2.047 vụ án / 2.448 bị can

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 3.105 vụ/ 4.340 bị can;

- Tội phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội là 1.919 vụ/ 4.421 bị can; VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 6.616 vụ án/ 11.067 bị cáo; VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 38 vụ án/ 52 bị cáo ( 0,66%). Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội. Toà án đã trả cho VKS 295 vụ án để điều tra bổ sung, trong đó có 167 vụ án được VKS chấp nhận (chiếm tỷ lệ  2,52% trong tổng số án thụ lý xét xử).

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 941 vụ án/ 1255 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 341 vụ án/ 373 bị cáo, chiếm tỷ lệ

 29,72%; Trong số vụ án đưa xét xử phúc thẩm, Toà tuyên y án đối với 240 vụ/ 321 bị cáo ( 25,57%); sửa án sơ thẩm đối với 476 bị cáo ( 37,92%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 07 vụ/ 07 bị cáo ( 0,74%);

* Trong năm 2009, toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 7.061 vụ án hình sự/ 11.467 bị can (giảm 12 vụ, nhưng lại tăng tới 256 bị can so với năm 2008), trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 2.262 vụ án / 2.671 bị can

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 2.849 vụ/ 4.046 bị can;

VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 6.614 vụ án/ 10.978 bị cáo; Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội. Toà án đã trả cho VKS 186 vụ án để điều tra bổ sung (chiếm tỷ lệ  2,81% trong tổng số án thụ lý xét xử).

VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 44 vụ án/ 64 bị cáo ( 4,68%). Trong số đó, VKS đã phải rút kháng nghị đối với 8 vụ/ 19 bị cáo và có 06 vụ/ 10 bị cáo không được Toà án chấp nhận kháng nghị.

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 988 vụ án/ 1367 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 362 vụ án/ 427 bị cáo, chiếm tỷ lệ

 31,23%; Trong số vụ án đưa xét xử phúc thẩm, Toà tuyên y án đối với 239 vụ/ 345 bị cáo ( 39,6%); sửa án sơ thẩm đối với 476 bị cáo ( 57,29%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 05 vụ/ 09 bị cáo ( 0,86%);

* Trong năm 2010, toàn ngành kiểm sát Hà Nội đã thụ lý giải quyết 6.868 vụ án hình sự/ 11.359 bị can (giảm 193 vụ/ 117 bị can so với năm 2008), trong đó:

- Tội phạm về ma tuý là 2.453 vụ án / 2.836 bị can

- Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế, tham nhũng và chức vụ là 2.488 vụ/ 3.648 bị can;

- Tội phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội là 1.927 vụ/ 4.875 bị can; VKS hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 6.250 vụ án/ 10.860 bị cáo; Trong số các vụ án mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Toà án tuyên không phạm tội. Toà án đã trả cho VKS 212 vụ án/ 438 bị can để điều tra bổ sung (chiếm tỷ lệ  3,39% trong tổng số án thụ lý xét xử).

VKS đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với 46 vụ án/ 118 bị cáo ( 1,08%). Trong số đó, VKS đã phải rút kháng nghị đối với 12 vụ/ 23 bị cáo và có 11 vụ/ 25 bị cáo không được Toà án chấp nhận kháng nghị.

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý xét xử phúc thẩm 885 vụ án/ 1315 bị cáo. Toà án đã đình chỉ xét xử 324 vụ án/ 388 bị cáo, chiếm tỷ lệ

 36,61%; Trong số vụ án đưa xét xử phúc thẩm, Toà tuyên y án đối với 196 vụ/ 291 bị cáo ( 38,65%); sửa án sơ thẩm đối với 301 vụ án/ 521 bị cáo (

59,36%) và huỷ án để điều tra, xét xử lại đối với 09 vụ/ 13 bị cáo ( 1,77%); Nhìn chung, trong những năm qua, trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ về chức năng và nhiệm vụ của ngành Kiểm sát; nắm chắc các quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của Ngành; không ngừng trau dồi, học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kế thừa và phát huy những kinh nghiệm đã đạt được, VKSND hai cấp (cấp thành phố và cấp quận - huyện) cơ bản đã làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự và đạt được nhiều kết quả tích cực, số lượng các vụ án hình sự được giải quyết lớn, chất lượng truy tố được nâng lên rõ rệt, vai trò, trách nhiệm của KSV trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự từng bước được nâng lên. Đặc biệt, trong 5 năm qua, tại VKS hai cấp ở Hà Nội, không có trường hợp nào VKS truy tố mà Tòa án tuyên không phạm tội. Trên cơ sở các kết quả công tác mà ngành Kiểm sát Thủ đô đạt được, đã giúp giữ vững và ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn thành phố, góp phần vào việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô nói chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đã làm được, cũng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, như: Tỷ lệ kháng nghị của VKS so với số vụ án Tòa án xử khác quan điểm thấp, vẫn còn tình trạng VKS cấp phúc thẩm phải rút

kháng nghị của VKS cấp sơ thẩm; Vẫn có nhiều vụ án thời hạn điều tra, truy tố, xét xử kéo dài, hồ sơ phải trả điều tra bổ sung nhiều lần, tỷ lệ hồ sơ phải trả để điều tra bổ sung vẫn ở mức cao ( 04% mỗi năm) … Đặc biệt, theo số liệu báo cáo của VKSND thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến nay, thì mỗi năm đều có từ 07 đến 09 vụ án bị hủy để điều tra, xét xử lại. Ngoài ra, số án sơ thẩm bị cải sửa cũng ngày càng tăng: Năm 2006 có 71 bản án bị cấp phúc thẩm sửa; năm 2007, số án bị sửa là 251 bản án; năm 2008 và 2009 đều có 476 bản án bị sửa và đến năm 2010 có đến 521 bản án bị cấp phúc thẩm sửa. Điều đó cho thấy chất lượng công tác xét xử còn hạn chế và ngoài trách nhiệm đầu tiên và trực tiếp của HĐXX cấp sơ thẩm thì không thể không đề cập đến sự hạn chế, yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự sơ thẩm.

* * *

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, nước ta giành độc lập. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với đó là một loạt các thiết chế của nước Việt Nam mới được tạo lập, trong đó có Viện công tố và sau này là hệ thống VKSND.

Dù có vị trí nằm trong hệ thống tổ chức của Tòa án, trực thuộc Chính phủ hay trực thuộc Quốc hội như hiện nay thì hệ thống VKS luôn có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật (dù đối tượng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật có những sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng).

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nơi phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, có sự tham dự đầy đủ nhất và đồng thời nhất của các chủ thể thực hiện các chức năng của TTHS (chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử) với mục đích là nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan. Mọi tài liệu, chứng cứ được thu thập trong

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 78)