Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 93)

b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm

3.2 Hoàn thiện pháp luật

a) Hiến pháp: là hệ thống quy định cơ bản về những nguyên tắc chính trị của quyền lực nhà nước và về việc thiết lập kiến trúc thượng tầng; quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức bộ máy nhà nước cũng như sự bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và công dân. Vì vậy, Hiến pháp được coi là đạo luật gốc, để từ đó hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước (trong đó có hệ thống VKSND) được tổ chức và hoạt động; hệ thống pháp luật được ban hành.

Cũng như Tòa án, hệ thống VKSND không được tổ chức theo cấp xét xử mà được tổ chức theo đơn vị hành chính - lãnh thổ. Vì vậy, về hình thức, dù hệ thống VKSND được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nhưng ít nhiều, hoạt động của VKS cũng bị chi phối bởi sự tác động của chính quyền địa phương.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, có nhiều quan điểm của các luật gia và những nhà nghiên cứu xung quanh việc chuyển VKS thành Viện công tố; thay cho việc kiểm sát điều tra thì VKS phải chỉ đạo điều tra; có nên để VKS

tiếp tục thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án không … cũng như việc xác định vị trí của VKS trong bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, trong tiến trình cải cách tư pháp, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính" "Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong điều tra" [9].

Do đó, việc nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp về chức năng cũng như vị trí của VKS trong bộ máy nhà nước là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, các quan điểm của Đảng và Nhà nước gần đây đều xác định: Việc xây dựng mô hình Viện công tố trực thuộc Chính phủ, chỉ đạo cơ quan điều tra cần nghiên cứu thận trọng, không nóng vội; trước mắt, tiếp tục khẳng định hệ thống tổ chức VKS là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, thống nhất từ trung ương đến địa phương, do Quốc hội lập ra như quy định của Hiến pháp hiện hành.

Vì vậy, khi nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng: Về vị trí và chức năng của VKS, cần được tiếp tục duy trì trong Hiến pháp như quy định hiện hành. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi), theo hướng, thành lập hệ thống tổ chức VKS phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, đồng thời sửa đổi các vấn đề về tổ chức và hoạt động của VKS các cấp cũng như vấn đề giám sát của HĐND đối với VKS theo tinh thần cải cách tư pháp.

b) Luật tố tụng hình sự, Luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp luật có liên quan (chẳng hạn như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) cần hạn chế đến mức thấp nhất hoặc loại bỏ hẳn các quy định có tính chất tuỳ nghi, bởi vì những quy định như vậy dễ làm nảy sinh sự tuỳ tiện, không thống nhất. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí, vai trò của VKS tại phiên Toà sơ thẩm.

Bởi lẽ, để thực hiện được chức năng công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, VKS phải thực hiện được một nội dung cơ bản và quan trọng là truy tố và buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (đến mức bị coi là tội phạm) trước Tòa án.

Để thực hiện việc truy tố bị can và buộc tội đối với bị cáo trước Tòa án, Luật quy định cho phép VKS (mà cụ thể ở đây là KSV làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa) thực hiện các quyền đề nghị, kiến nghị, yêu cầu; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo và tranh luận với bị cáo, với những người tham gia tố tụng khác; phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án.

Việc phát biểu quan điểm cũng như những của KSV tại phiên tòa phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên, do tính chất tùy nghi của Luật (hoặc các văn bản hướng dẫn dưới luật) nên đối với các ý kiến của KSV, Hội đồng xét xử chấp nhận cũng đúng luật mà không chấp nhận cũng vẫn đúng luật!

Chẳng hạn, theo quy định tại điều 47 BLHS về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS, thì: "Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định

nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án" [2].

Hay như quy định tại điều 60 BLHS về án treo, thì: "Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm ".

Trong hai trường hợp cụ thể này (khi bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, có nhân thân tốt …), thì KSV được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa có quyền đề nghị HĐXX áp dụng đối với bị cáo một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (mà bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử); chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (nếu khung hình phạt mà bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử là khung hình phạt nhẹ nhất) hoặc cho bị cáo được hưởng án treo là có căn cứ.

Tuy nhiên, vì luật quy định khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án "có thể" quyết định áp dụng đối với bị cáo một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định (theo quy định tại Điều 47 BLHS) và khi "xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù" thì Tòa án (mà cụ thể ở đây là HĐXX) quyết định cho bị cáo được hưởng án treo. Nhưng trong nhiều trường hợp, Luật lại không quy định rõ khi nào thì Tòa án không thể, và thế nào là thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù? Vì vậy, dù HĐXX có quyết định áp dụng hoặc không áp dụng đối với bị cáo một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định (theo quy định tại Điều 47 BLHS); cho (hoặc không cho) bị cáo hưởng án treo (theo quy định tại Điều 60 BLHS) đều đúng luật!

Hay, một loạt các quy định có tính tuỳ nghi khác của BLTTHS, như các quy định về sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghia vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ (Điều 191 BLTTHS):

1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghia vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.

Quy định tại Điều 193 BLTTHS về sự có mặt của người giám định:

1. Người giám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập. 2. Nếu người giám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét

xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Các quy định có tính chất tùy nghi này tuy có ưu điểm là không cứng nhắc và dành quyền chủ động cho HĐXX trong quá trình xét xử: khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án; căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện; căn cứ vào những nội dung cần thẩm tra công kai tại phiên Tòa, HĐXX sẽ đánh giá việc vắng mặt của những người tham gia tố tụng này có ảnh hưởng đến việc xét xử hay không, qua đó đi đến quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiếp tục tiến hành xét xử.

Tuy nhiên, quy định này lại dễ làm nảy sinh sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật (nhưng vẫn đúng luật!) của Tòa án, và vì vậy, nó gián tiếp làm

giảm vai trò của KSV tại phiên tòa - thông qua việc HĐXX không quyết định hoãn (hoặc tiếp tục phiên tòa) theo đề nghị của KSV.

Vì vậy, đối với các quy định mang tính tùy nghi này, cần được sửa đổi theo hướng: Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghia vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt (Điều 191) hoặc người giám định vắng mặt (Điều 193), theo đề nghị của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà. Bởi lẽ, KSV chính là người giữ quyền công tố, phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội của bị cáo (hoặc các bị cáo) cũng như các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án tại phiên toà. Và để làm được việc đó, KSV cần xét hỏi chính những người tham gia tố tụng tại phiên toà công khai. Do đó, nếu những người này vắng mặt và theo quan điểm của KSV, sự vắng mặt của họ có thể ảnh hưởng đến việc buộc tội của VKS, thì rõ ràng rằng HĐXX phải quyết định hoãn phiên tòa theo đề nghị của KSV.

- Các quy định có tính chất mở rộng (bằng việc sử dụng dấu ...) của các văn bản hướng dẫn, cũng góp phần làm cho các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng có các cách hiểu và vận dụng khác nhau, dẫn đến có sự "vênh" giữa đề nghị của KSV tại phiên tòa và quyết định của HĐXX. Điều này cũng làm giảm vai trò của VKS trong giai đoạn xét xử. Chẳng hạn, theo hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, khi hướng dẫn về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác", có quy định: "Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người

phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khâc thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn... b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Đồng ý rằng, xã hội rất đa dạng và luôn vận động, phát triển. Bản thân pháp luật lại có độ "trễ" nhất định so với tồn tại xã hội, do vậy, pháp luật không thể dự liệu hoặc liệt kê được hết tất cả các trường hợp xảy ra trong cuộc sống. Nhưng rõ ràng rằng, với việc sử dụng dấu ba chấm (...) như vậy sẽ rất khó cho những người làm công tác áp dụng pháp luật trong việc xác định những vật nào có thể được coi là "phương tiện nguy hiểm" và như vậy đương nhiên sẽ có thể dẫn đến những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau trong cùng một trường hợp cụ thể.

- Một số quy định của BLTHS cũng chưa thể hiện được tính hợp lý, chẳng hạn quy định về trình tự xét hỏi (Điều 207 BLTTHS):

"1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.

3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án".

Lẽ ra, trong quá trình xét hỏi, với trách nhiệm thực hành quyền công tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa, KSV phải là người hỏi trước, sau đó đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, còn HĐXX (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) sẽ là những người xét cuối cùng để làm rõ những nội dung chưa được các bên tham gia xét hỏi, những nội dung còn có mâu thuẫn chưa được làm rõ hoặc những nội dung khác mà HĐXX thấy cần thiết phải xét hỏi thêm. Tuy nhiên, ở đây, HĐXX (bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) lại là người hỏi trước và chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo trước, trong khi lẽ ra, đây là nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu của VKS khi tham gia phiên tòa. Hơn nữa, cùng với việc quy định co HĐXX hỏi trước, Luật còn quy định HĐXX cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Do vậy, trong thực tiễn xét xử, các Thẩm phán nói riêng và HĐXX nói chung đều tích cực, chủ động tham gia xét hỏi và thông thường, khi đến phần xét hỏi của KSV thì nội dung vụ án và hành vi phạm tội của bị cáo cơ bản đã được làm rõ, vì vậy KSV gần như "không còn gì để hỏi". Điều này cũng góp phần làm giảm vai trò và vị thế của KSV tại phiên tòa.

- Về vấn đề KSV rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên toà (Điều 195 BLTTHS).

"Tại phiên toà, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án".

TTHS có ba chức năng là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Việc thực hiện chức năng buộc tội của VKS làm phát sinh chức năng xét xử của Tòa án và các hoạt động tố tụng tại Tòa án. Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử, chức năng tài phán, ra phán quyết trên cơ sở kết

quả tranh tụng công khai giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Nếu không có truy tố, không có sự buộc tội thì sự tuyên bố của Tòa án sẽ không có ý nghĩa, bởi không ai buộc tội bị cáo thì đương nhiên họ không có tội, nên không có căn cứ để xét xử. Vì vậy, khi KSV đã rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, có nghĩa là sự buộc tội (hoặc sự buộc tội đối với tội cũ, tội nặng hơn) đã không còn thì không thể có việc xét xử đối với tội danh mà VKS đã

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)