Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 29)

b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm

1.2.3Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm

hình sự sơ thẩm

Bất kỳ một hoạt động (có ý thức) nào muốn đạt được hiệu quả cao, hạn chế được rủi ro cũng như tránh được vi phạm các quy định của pháp luật cũng đều cần phải có quá trình tự kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, việc tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chủ thể từ bên trong bao giờ cũng có những hạn chế như tính chủ quan, cục bộ, lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm … Và vì vậy không bao giờ mang lại hiệu quả cao. Do đó, cần thiết phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên ngoài và phải do một cơ quan chuyên trách thực hiện. Đối với hoạt động tố tụng hình sự cũng vậy.

Tố tụng hình sự là toàn bộ các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, nhanh chóng và đúng pháp luật. Như vậy, hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:

- Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: là hoạt động của các cơ quan điều tra, VKS và tòa án. Đây là những cơ quan giữ vai trò quyết định

trong việc giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, cũng phải kể đến hoạt động của một số cơ quan, do tính đặc thù của nó, được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, như lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng, kiểm lâm, cảnh sát biển

… Hoạt động tố tụng do các cơ quan này thực hiện xuất phát từ tính chất hoạt động đặc thù của mỗi cơ quan và từ yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

- Hoạt động của những người tiến hành tố tụng: Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, thực chất được thực hiện thông qua hoạt động của những người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án). Đây là những công chức công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh pháp lý, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó, nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự.

- Hoạt động của những người tham gia tố tụng. Đó là những người tham gia vào hoạt động tố tụng một cách bị động, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (như người giám hộ, người bào chữa); hoặc để giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật nhằm giải quyết vụ án (như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch).

Và để đảm bảo cho pháp luật tố tụng hình sự được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (đến mức bị coi là tội phạm) có căn cứ, đúng pháp luật, các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được bảo vệ, càng cần thiết phải có hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, Quốc hội đã giao cho

VKS quyền và cũng là trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, trong đó có việc tuân theo pháp luật trong trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm là một hoạt động thực hiện chức năng của VKSND, nhằm giám sát việc chấp hành pháp luật của Tòa án, của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình xét xử vụ án hình sự,góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

Phạm vi của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm được bắt đầu kể từ khi VKS ra bản cáo trạng truy tố đối với bị can (hoặc các bị can) về một hoặc nhiều tội danh cụ thể và chuyển hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng đến Tòa án cùng cấp và kết thúc khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành. Và, VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm thông qua việc thực hiện các quyền kháng nghị, kiến nghị hoặc yêu cầu.

Cụ thể, nếu xét thấy các bản án, quyết định của Tòa án, hoặc quyết định của Thẩm phán không có căn cứ hoặc trái pháp luật, thì VKS có quyền kháng nghị hoặc kiến nghị. Chẳng hạn, nếu thấy bản án kết tội của Tòa án xác định không đúng tội danh, áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự … thì VKS thực hiện quyền kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử theo trình tự phúc thẩm để xem xét lại bản án,

quyết định đó. VKS thực hiện quyền kiến nghị, quyền yêu cầu đối với Tòa án khi xét thấy hành vi tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án là không có căn cứ, trái pháp luật hoặc có dấu hiệu không khách quan …

Chẳng hạn khi thấy Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Thư ký Tòa án có thể không vô tư, khách quan khi tham gia vào các hoạt động tố tụng đối với vụ án, thì căn cứ các quy định của pháp luật, VKS thực hiện quyền yêu cầu, mà cụ thể ở đây là yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Thư ký Tòa án.

VKS không chỉ thực hiện quyền kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà VKS còn thực hiện quyền kiến nghị ngay cả đối với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò và chức năng của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hinh (Trang 29)