Bảo tồn và nhân giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 82)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.5. Bảo tồn và nhân giống

Nhằm lựa chọn và đầu tư công nghệ phù hợp bảo vệ ĐDSH Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Các cơ quan nghiên cứu cần nghiên cứu biện pháp khôi phục những giống loài bị tuyệt chủng và gia tăng quần đàn dự trữ cho những loài thực vật bị suy kiệt. Có thể áp dụng một trong hai biện pháp sau:

Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ)

Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong trạng thái tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả cao vì các loài vẫn sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên.

Cách bảo tồn này đã được áp dụng rộng rãi như các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng tới từng hộ gia đình trông giữ và bảo vệ, qua đó con người hầu như không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ một số biện pháp như lời hát dây leo, bụi rậm tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển). Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng rất chậm, con người không chủ động được sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế.

Bảo tồn chuyển vị (Bảo tồn chuyển chỗ)

Hình thức bảo tồn này là biện pháp nhân nuoi trong vườn ươm các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trường sống bị thu hẹp. Khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đưa ra trồng đại trà. Trong hình thức này, tùy từng loài cây có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

+ Nhân giống theo phương pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt): cách này dễ làm, ít tốn kém và phù hợp với người dân.

+ Nhân giống vô tính vitro: cách này đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm chuyên dụng, tốn kém và phù hợp với cơ sở nghiên cứu ứng dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”

tôi có một số kết luận như sau:

- Danh lục các loài thực vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu: Tại khu vực nghiên cứu có sự xuất hiện của 73 loài thực vật quý hiếm thuộc 43 họ, và nằm trong 3 ngành là nghành Mộc lan, nghành Dương xỉ và nghành Hạt kín. Nghành Dương xỉ có 2 loài chiếm 2,74% so với tổng số loài thực vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu, nghành hạt kín có 64 loài chiếm 87,67% (trong đó lớp 2 lá mầm có 50 loài chiếm 68,49%, lớp 1 lá mầm có 14 loài chiếm 18,19%). Chia chúng thành 3 dạng sống: Dạng sống 1 (gồm 6 dạng nhỏ: 1.1 – 1.5, 1.8), Dạng sống 3 và Dạng sống 4.

- Phân bố của các loài thực vật theo tuyến: ở mỗi tuyến điều tra có thành phần, số lượng loài cây khác nhau. Tuyến 6 có nhiều loài cây xuất hiện nhất có 49 loài. Tuyến 1 có ít loài cây xuất hiện nhất với 7 loài xuất hiện. Các tuyến còn lại số cây xuất hiện trung bình trên 10 cây. Loài cây xuất hiện nhiều và với số lượng lớn đó là Trai lý, Nghiến….

- Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng: trạng thái IIIa3 có nhiều loài thực vật quý hiếm nhất với 50 loài. Sau đó là trạng thái IIIa2 với sự xuất hiện của 30 loài và trạng thái IIIa1 có 22 loài.

- Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao: ở mỗi độ cao khác nhau có số lượng, thành phần loài khác nhau. Trong đó ở độ cao <700 m thì thành phần, số lượng loài phân bố với 24 loài cây phân bố. Độ cao 700>800 m có 38 loài phân bố, độ cao 800>900 m có 22 loài phân bố. Còn độ cao > 900 m thì các loài phân bố ít hơn với 9 loài phân bố.

- Đánh giá sự hiểu biết và tác động của con người và động vật tới các loài thực vật quý hiếm: Người dân hiểu rất rõ về tác dụng của các loài thực vật quý hiếm, chủ yếu với mục đích sử dụng cho việc xây nhà, làm củi… ngoài ra họ còn bán để lấy

tiền. Tác động của con người và vật nuôi (chủ yếu là con người) lên các loài thực vật quý hiếm là rất lớn. Con người chặt phá, khai thác các loài thực vật quý hiếm, đốt nương làm rẫy, phát quang, hoặc thả vật nuôi vào rừng làm đổ gẫy các cây tái sinh....

- Một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn: giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp về chính sách, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về nhân lực, giải pháp về hợp tác quốc tế. Đặc biệt trong khu vực còn có sự xuất hiện của 2 loài cây thuộc cấp CR ở trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, đây là những loài đang đứng trước nguy cơ bi tuyệt chủng vì vậy cần phải được chú ý bảo tồn nhiều hơn.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn hẹp, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót. Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau:

Để làm tốt công tác bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng của Khu bảo tồn, cần đầu tư thu thập đầy đủ thông tin về các loài này để làm cơ sở gây trồng.

Cần tiếp tục điều tra để thống kê đầy đủ và toàn diện về các loài cây có ích nhất là nguồn tài nguyên cây thuốc, rau ăn ở trong Khu bảo tồn phục vụ tốt công tác bảo tồn các loài thực vật có ích.

Ban quản lý KBT cần thường xuyên tập huấn cho người dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm.

Củng cố và hoàn thiện Ban quản lý KBT, tăng cường trách nhiệm và năng lực cho cán bộ. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát để có thể kịp thời xử lý những vi phạm.

Mở rộng điều tra chi tiết trên toàn bộ các loài thực vật quý hiếm.

Lập vườn thực vật để gây trồng bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn ở nơi có điều kiện sinh thái phù hợp với các loài quý hiếm.

Dựa trên các kết quả điều tra các loài thực vật quý hiếm lập kế hoạch giám sát đa dạng sinh học cho khu bảo tồn theo định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

2. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.

5. Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Danh mục các loài tiếng Việt, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của công ước CITES”.

8. Lê Mộng Chân (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp

9. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội.

10. Chính phủ Việt Nam và Dự án của Quĩ Môi trường toàn cầu -VIE/95/G31 (1995), Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam, Hà Nội.

11. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

12. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.25-26.

13. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng trung du Bắc Thái, Thông báo Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2.

14. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi chồi bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. 15. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp (tập 1,2,3).

16. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), “Phân tích các yếu tố địa lý thực vật và dạng sống của hệ thực vật ở Vườn quốc gia Yokdon”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, tr 1108.

17. Ngô Tiến Dũng (2004), "Đa dạng hệ thực vật Vườn quốc gia YokĐôn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5, tr 696 – 698.

18. Ngô Tiến Dũng (2007), Tính đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

19. Đại học Huế (2007), Giáo trình Đa dạng sinh học.

20. La Quang Độ (2011), Bài giảng Nguyên lý bảo tồn đa dạng sinh học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

21. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. Nxb. Trẻ

22. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung(1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo Khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.

23. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Huy (2002), Đặc điểm tài nguyên thực vật khu vực Pà Cò, tỉnh Hòa Bình và Bạch Thông, huyện Na Rì. Báo cáo chuyên đề.

25. Nguyễn Văn Huy (2004), Bài giảng bảo tồn thực vật rừng, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai. 26. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền

vững, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.

27. Lê Khả Kế (1969-1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam.

28. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

29. Phan Kế Lộc (1970), “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”, Tập san Lâm nghiệp.

30. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 32. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nxb Nông nghiệp

33. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp 34. Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP. Nghị định quy định các loài động, thực vật quý,

hiếm cần được bảo vệ.

35.Nghị định 160/2013/NĐ- CP. Nghị định quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý các loài thuộc danh mục quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

36. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

37. Sách Đỏ Việt Nam (Phần thực vật) (2007), Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 38. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã

thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án Tiến Sĩ Sinh học, Hà Nội.

39. Từ Minh Tiệp (2000), Đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi, khu vực đông bắc Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Tây.

40. Từ Minh Tiệp (2000), Đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi, khu vực đông bắc Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Hà Tây.

41. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb.Nông nghiệp. Hà Nội.

42. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch vùng núi caoSa Pa, Phanxiphăng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

43. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

44. Lê Thị Xuân Thu (2007), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới một số quần xã rừng trồng phòng hộ tại xã Bằng Giã, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

45. Nguyễn Quốc Trị (2003), "Bảo vệ đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên",

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 9/2003, tr.1164- 1166.

46. Thái Văn Trừng (1975), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ 12.

47. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

48. Đào Ngọc Tú (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Hà Nội.

49. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1971-1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Hà Nội.

Tiếng Anh

50. Raunkiaer c. (1934), the life form of plants and statical plant geography, Oxford.

Tài liệu điện tử 52. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Balanophora%20cucphuonge nsis&list=species 53. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Cinnamomum%20parthenox ylon&list=species 54. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Anoectochilus%20acalcaratu s&list=species 55. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Excentrodendron%20tonkine nse&list=species 56. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Cinnamomum%20parthenox ylon&list=species 57. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Paphiopedilum%20helenae& list=species 58. http://luanvan.net.vn/luan-van/nghien-cuu-da-dang-thanh-phan-loai-dang-song-thuc- vat-o-mot-so-quan-xa-tai-xa-xuan-son-huyen-tan-son-tinh-phu-tho-38147/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn ngƣời dân

, lịch sử sử dụng rừng, hình thức quản lý, các tác động, nhu cầu phát triển rừng, kinh nghiệm ngƣời dân trong phục hồi rừng) I- Thông tin chung:

Người phỏng vấn: ... Ngày phỏng vấn: ... Địa điểm phỏng vấn: ...

II- Thông tin cơ bản của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

Họ tên...Tuổi...Giới tính ... Dân tộc...Trình độ...Nghề nghiệp ... Số nhân khẩu...Lao động chính... ... Địa chỉ: ...

III- Nội dung phỏng vấn:

1. Ông (bà) cho biết rừng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với đời sống của người dân trong xã?

... ... 2. Hiện nay, trong xã có những loại rừng gì? Trạng thái nào chiếm chủ yếu? Rừng tự nhiên của địa phương được phân bố ở những khu vực nào?

... ... ... 3. Các trạng thái rừng đó do những ai quản lý và sử dụng? Hình thức quản lý đó có hiệu quả không? Trên những trạng thái rừng đó trước kia là rừng tự nhiên hay là rừng được phục hồi sau canh tác nương rẫy/sau khai thác?

... ...

4. Hiện trạng rừng có gì thay đổi so với 10 năm trước? Ông bà có dự đoán như thế nào về tương lai của rừng trong 10 năm tới?

... ... 5. So với 10 năm trước đây, việc tìm kiếm các loài/nguồn tài nguyên trong rừng hiện có khó hơn không? Mức độ?

... 6. Cuộc sống của gia đình có bị thay đổi khi nguồn tài nguyên rừng bị thay đổi không? Thay đổi như thế nào?

... ... 7. Nguồn thu nhập chính của người dân trong xã là từ những nguồn nào?

... 8. Việc sử dụng rừng ở địa phương từ trước tới nay có khác nhau không? Khác như

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)