4. Đóng góp mới của luận văn
1.1.5. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật Ở Việt Nam
1.1.5.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Việt Nam là đất nước có sự khác biệt rất lớn về khí hậu và địa hình. Vì vậy nó tạo nên tính đa dạng về môi trường tự nhiên và ĐDSH. Đến nay đã thống kê được gần 13.000 loài thực vật. Nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học và thực tiễn lớn [30], [39], [41], [42].
Ngoài những tác phẩm nổi tiếng của Loureiro (1790), của Pierre (1879 – 1907)[51], từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam.
Một trong những công trình nổi tiếng đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương [29]. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa vào công trình này để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết được có 7004 loài, 1850 chi, 289 họ [40]. Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thống kê được 5190 loài, Phan Kế Lộc (1969) thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 1660 chi và 140 họ. Trong đó có 5069 loài thực vật thuộc ngành hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại.
Aubréville khởi xướng và chủ biên bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) [16] cùng với nhiều tác giả khác đến nay đã công bố 29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số họ đã có) (Ngô Tiến Dũng, 2007) [18]. Ngoài ra còn có công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên từ năm 1969 – 1976 [27], “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch [21].
Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh hoạ [49]. Đến năm 1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Võ Văn Chi (1997) đã công bố “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Ngô Tiến Dũng, 2006)
Trong thời gian gần đây, các nhà thực vật Nga và Việt Nam đã hệ thống lại hệ thực vật Việt Nam đăng trên Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật Việt Nam – Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora” tập 1 – 2 (1996) và Tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995) (Ngô Tiến Dũng, 2007) [18].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) [21] xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam hai năm (1999 – 2000), đây là bộ sách khá đầy đủ và dễ sử dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam và là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Từ năm 1995 – 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng một số tác giả khác đã công bố một số bài báo đa dạng thành phần loài ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La, khu Bảo tồn Na Hang của Tuyên Quang, vùng núi cao Sa Pa – Phanxipang, Vùng ven biển Nam Trung Bộ, Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Pù Mát, Phong Nha Kẻ Bàng, Cát Tiên…Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” [32] nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn trong cả nước (Ngô Tiến Dũng, 2007) [18].
Trong cuốn thực vật chí Đại cương Đông Dương và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [21] hệ thực vật ở Việt Nam có 10.500 loài.
Phan Kế Lộc (1970) đưa ra con số hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5.609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ [29]. Cũng tác giả (1998) đưa ra dẫn liệu cho thấy số loài thực vật bậc cao có mạch đã biết là 9.653 loài, thuộc 2.011 chi, 291 họ. Nếu kể cả 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới. Đồng thời cho biết hệ thực vật nước ta gồm các yếu tố của hệ thực vật Indonesia - Malaisia, Nam Trung Hoa, Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [3] trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả khóa phân loại của 265 họ và khoảng chi.
Trong cuốn "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" [15] các nhà nghiên cứu đã đưa ra số liệu thống kê hệ thực vật Việt Nam gồm 368 loài vi khuẩn lam (Tiền nhân -
Procaryota ), 2.200 loài nấm (Fungi), 2.176 loài tảo (Algae), 841 loài rêu (Bryophyta), 1 loài khuyết lá thông (Psilotophyta), 53 loài thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài cỏ Tháp bút (Equisetophyta), 691 loài dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài hạt trần (Gymnospermae), và khoảng 10.000 loài (trên 850 taxon dưới loài-phân loài, thứ,
dạng,...) hạt kín (Angiospermae), đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên gần 20.000 loài. Cho đến nay, đây là danh lục thực vật đầy đủ nhất ở Việt Nam đã được cập nhật tên khoa học, tên đồng nghĩa cũng như phân bố của chúng ở Việt Nam và trên Thế giới.
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã công bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988) [49]. Trần Đình Lý và cộng sự (1993) công bố 1.900 cây có ích ở Việt Nam; Võ Văn Chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam; Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn cây thuốc và động vật làm thuốc,...
1.1.5.2. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những công trình nghiên cứu của Alokhin (1904), Vưsotxki (1915), Craxit (1927) (dẫn theo Hoàng Thị Thanh Thủy [44]) chỉ ra rằng, mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan trọng trong phân loại thảm thực vật.
Phan Kế Lộc (1970) [29] đã xác định hệ thực vật miền Bắc nước ta có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ.
Hoàng Chung (1980) [11] đã công bố thành phần loài trong đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam có 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1983) [4], khi nghiên cứu hệ thực vật Tây Nguyên đã thống kê được 3210 loài, chiếm gần 1/2 số loài đã biết của toàn Đông Dương.
Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993) [21] trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài, gần đạt 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học.
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) [13] nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của savan bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau.
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [22], khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài.
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), [40] thống kê thành phần loài trong VQG Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn như: Hoàng thảo Tam Đảo, Trà hoa đài, Trà hoa vàng Tam Đảo, Hoa tiên, Trọng lâu kim tiền.
Lê Đồng Tấn (2000) [38], khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy ở Sơn La đã kết luận: mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ cây giảm từ chân lên đỉnh đồi, mức độ thoái hóa đất ảnh hưởng đến mật độ, số lượng loài cây và tổ thành loài cây. Kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài, tuổi 10 có 56 loài và tuổi 14 có 53 loài.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [23] đã thống kê trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu ở huyện Hoành Bồ - Cẩm Phả - Quảng Ninh có 324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Hạt trần (Gymnospermae), ngành Thực vật khuyết (Pteridophyta), và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đồng thời, khi so sánh với trạng thái rừng đã khẳng định: thảm cây bụi có thành phần chủ yếu bao gồm các loài trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae).
Lê Ngọc Công (2004) [14] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 160 họ, 468 chi, 654 loài; chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Nghiến…v.v.
Vũ Thị Liên (2005) [28], khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã thu được 326 chi, 153 họ, 452 loài.
1.1.5.3. Những nghiên cứu về phổ dạng sống
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật.
Phổ dạng sống được biểu thị bằng một biểu thức cộng các nhóm dạng sống (tính theo %). Thông qua phổ dạng sống có thể biết được đặc tính sinh thái của hệ thực vật. Đây là cơ sở để thể so sánh về điều kiện sinh thái học của hệ thực vật ở vùng này với hệ thực vật ở vùng khác.
Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc
Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [11].
Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [47].
Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình cũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp của Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số dạng sống (a: ký sinh; b. bì sinh; c. dây leo; d. cây chồi trên thân thảo). Tác giả không xếp phương thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi đây là những dạng phụ [9].
Phan Nguyên Hồng (1991) [21] khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B).
Phạm Hồng Ban (1999) [2] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái tái sinh sau nương rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân loại của Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng sống:
SB = 67,40Ph + 7,33Ch + 12,62He + 8,53Cr + 4,09Th
Nguyễn Thế Hưng (2003) khi nghiên cứu dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã kết luận: nhóm cây chồi trên đất có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ thực vật; nhóm cây chồi sát đất có 26 loài chiếm 8,02%; nhóm cây chồi nửa ẩn có 43 loài chiếm 13,27%; nhóm cây chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; nhóm cây 1 năm có 35 loài chiếm 10,80% [23].
Vũ Thị Liên (2005) [28] phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực vật sau nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer. Kết quả phổ dạng sống như sau:
SB = 69,69Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th
Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thị Thời (1998)[41] khi nghiên cứu đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Păng, đã xây dựng được phổ dạng sống căn cứ trên dạng sống của thân cây như: C các loài cây thân cỏ, Ch-Dl nhóm thân ngầm,... đã xác định được 7 nhóm loài cây chính trên vùng Sa Pa - Pan Si Pan mang tính đặc thù điển hình của phổ dạng sống thực vật trên vùng núi cao.
SB=18,4ĐM+16,8TM+B +12DL + FS-Pl +1.1Bks + 18.2 Ch-Đl + 26.5C
* Nhận xét chung
Nhìn chung, phân tích phổ dạng sống là một trong những nội dung quan trọng của các nhiệm vụ nghiên cứu bất kì hệ thực vật nào. Cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng sống khác nhau, nhưng để xây dựng phổ dạng sống của một hệ thực vật, người ta thường sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934).
Trong luận văn này, chúng tôi cũng dựa theo khung phân chia dạng sống của Raunkiaer để phân chia dạng sống hệ thực vật vùng nghiên cứu.
1.1.5.4. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm
Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” [37] của tập thể tác giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản vào các năm 1992, 1996 dựa trên thang bậc phân hạng mức đe doạ của IUCN 1978 và 1994, mới nhất là năm 2007. Trong “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” năm 2007 [37], đã công bố 847 loài (trong 201 họ) quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được gây trồng và bảo vệ.
Bên cạnh đó để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển các loài thực vật quý hiếm Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là Cơ quan quản lý CITES Việt Nam,Tên giao dịch Quốc tế: CITES Management Authority of Vietnam) và Nghị định
Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thành 2 nhóm:
- Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông với 7 loài và ngành Ngọc lan với 8 loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng.
- Nhóm II: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành: ngành Thông với 10 loài và ngành Ngọc lan với 27 loài, nhóm IIB gồm các loài động vật rừng (Trong đó có 139 loài động vật, 52 loài thực vật quý hiếm và nguy cấp được bảo vệ nghiêm ngặt theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006).
Ngoài ra, Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 160/2013/NĐ- CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý các loài thuộc danh mục quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [35]).
Bảng 1.2: Danh mục quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 NGÀNH THÔNG LỚP THÔNG Họ Hoàng đàn Bách đài loan Sa mộc dầu Thông nước Bách vàng Hoàng đàn Họ Thông Du sam đá vôi
Vân sam phan si păng NGÀNH MỘC LAN
LỚP MỘC LAN Họ Dầu
Chai lá cong (Sao lá cong) Kiền kiền phú quốc
Sao hình tim Sao mạng cà ná
Họ Hoàng liên gai Hoàng liên gai
Họ Mao lương Hoàng liên chân gà Hoàng liên trung quốc
Họ Ngũ gia bì
Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Tam thất hoang Sâm ngọc linh PINOPHYTA PINOPSIDA Cupressaceae Taiwania cryptomerioides Cunninghamia konishii Glyptostrobus pensilis Xanthocyparis vietnamensis Cupressus tonkinensis Pinaceae Keteleeria davidiana
Abies delavayi fansipanensis
MAGNOLIOPHYTA MAGNOLIOPSIDA Dipterocarpaceae Shorea falcata Hopea pierrei Hopea cordata Hopea reticulata Berberidaceae Berberis spp