Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 56)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật.

+ Xử lý và trình bầy mẫu: Mẫu thực vật sau khi được xử lý trong phòng thí nghiệm, khâu đính trên giấy Croki và bảo quản trong thùng đựng.

+ Xác định tên khoa học: Các loài cây sau khi được định tên, sắp xếp theo thứ tự phân loại theo các ngành, họ, chi.

+ Kiểm tra lại tên khoa học: Sau khi đã xác định được các loài, tiến hành kiểm tra lại tên khoa học để hạn chế đến mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót. Điều chỉnh lại tên họ, chi, theo hệ thống Brummit (1992) và Luật danh pháp quốc tế về thực vật (Tokyo, 1994), điều chỉnh loài theo danh lục thực vật Việt Nam.

Xây dựng danh lục các loài thực vật quý hiếm có trong khu vực nghiên cứu theo Mẫu biểu 07 (Phụ lục 2).

- Phân chia các loài thực vật thành các dạng sống

Theo Raunkier phân chia thực vật bậc cao thành 5 dạng sống chính:

* Dạng 1: Cây chồi trên mặt đất gồm những cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên. Căn cứ vào chiều cao Raunkier lại chia dạng sống thành các dạng sống nhỏ hơn.

+ Dạng 1.1: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ có chiều cao lớn hơn 25(m). + Dạng 1.2: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ nhỡ có chiều cao lớn hơn 8 – 25 (m).

+ Dạng 1.3: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây có chiều cao lớn hơn 3 – 8 (m). + Dạng 1.4: Cây chồi lùn trên mặt đất gồm những cây có chiều cao lớn hơn 0,3 – 3 (m).

+ Dạng 1.5: Dây leo gồm tất cả những loại dây leo hóa gỗ hoặc không hóa gỗ. + Dạng 1.6: Cây phị nước gồm tất cả những loài cây mà trong thân chứa tỷ lệ nước lớn.

+ Dạng 1.7: Cây bì sinh gồm tất cả những loài thực vật sống nhờ trên vỏ cây chủ. + Dạng 1.8: Cây kí sinh và bán kí sinh gồm tất cả các loài thực vật sống kí sinh và bán kí sinh.

* Dạng 2: Cây chồi mặt đất gồm tất cả các loài thực vật sẽ chết khi gặp mùa đông giá lạnh hoặc thời tiết khô lạnh.

* Dạng 3: Cây chồi nửa ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp mùa đông giá lạnh hay thời tiết quá khô hạn sẽ bị chết còn lại chồi sát mặt đất.

* Dạng 4: Chồi ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp điều kiện sống khắc nghiệt thì chết, chồi nằm hoàn toàn dưới mặt đất.

* Dạng 5: Cây một năm là những cây tái sinh, sinh trưởng phát triển ra hoa kết quả từ một vài tuần cho đến một năm rồi chết.

Cơ sở của phân chia dạng sống là dựa vào chiều cao và khả năng chống chịu của thực vật.

- Xác định mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm: Trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn IUCN, Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ và Cites Việt Nam để lập danh lục mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm ở vùng núi đá vôi Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Theo Mẫu biểu 07 (Phụ lục 2).

Tên loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (1990, tập I, II, III), tên cây rừng Việt Nam, Danh lục thực vật Việt Nam. Danh lục thực vật được sắp xếp theo ngành, lớp, họ. Trong họ xếp thứ tự ABC theo tên họ, chi và loài.

Các loài quý hiếm được xác định theo “Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật” năm 2007, Danh lục Đỏ IUCN và Nghị định 32/CP/2006.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 56)